Câu đằng quả không cuống: làm thuốc chữa đau đầu

2018-05-10 05:04 PM

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Câu đằng quả không cuống, Dây móc câu, Quáu - Uncaria sessilifructus Roxb., thuộc họ Cà phê -Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo, dài 5 - 7m; cành non vuông, có lông mịn. Lá có phiến xoan hay xoan rộng, to 11 x 6,5cm, đầu có mũi dài, gốc hơi không cân đối, mặt trên nâu, mặt dưới nâu mốc, gân phụ 4 - 5 cặp; cuống 1 - 1,5cm; lá kèm mau rụng. Hoa đầu trên cuống đài 3 - 4cm, có lông mịn. Quả nang hình thoi, dài 13 - 15mm, có lông. Hạt nhỏ 0,5mm, cánh dài 2mm.

Hoa tháng 10, quả tháng 11.

Bộ phận dùng

Cành với gai móc - Ramulus Uncariae cum Uncis. Ở Trung Quốc cũng dùng với tên Bạch câu đằng.

Nơi sống và thu hái

Gặp trong các rừng thưa ở Hà Bắc, Bắc Thái, Hoà Bình, Hà Tây đến Tây Ninh. Người ta cũng thu hái các đoạn cành có móc và phơi khô dùng.

Tính vị, tác dụng

Như Câu đằng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, người ta dùng gai móc Câu đằng này làm thuốc như các loại Câu đằng khác. Vỏ cây rất đắng dùng ăn trầu cùng với cau.

Bài viết cùng chuyên mục

Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.

Lá buông, cây thuốc

Lá non, màu ngà đen, dùng để đan nhiều đồ đẹp như túi, chiếu, buồm và dùng đem làm vách phên

Màn đất: thanh nhiệt giải độc

Ở Malaixia, rễ được dùng để cầm ỉa chảy, nước sắc rễ và lá được dùng làm thuốc trị giun, ở Trung Quốc, toàn cây dùng chữa phổi nóng sinh ho, viêm hầu, rắn cắn, sái xương

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Hoắc hương: cây thuốc trị cảm mạo trúng nắng

Hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày ruột, giúp sự tiêu hoá, hành khí, giảm đau.

Câu đằng Trung Quốc: sử dụng làm thuốc an thần

Ở nước ta chỉ gặp ở rừng Sapa, tỉnh Lào Cai. Thu hái móc ở cành nhỏ, phơi khô. Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng làm thuốc an thần như Câu đằng

Cách lá rộng, trị phù thũng

Ở Ân Độ, người ta dùng lá làm thuốc uống trong và đắp ngoài trị phù thũng. Nhựa của vỏ cây dùng đắp nhọt đầu đinh

Đề: cây thuốc chữa đau răng

Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.

Ché: rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ

Quả chín ăn được; còn dùng làm thuốc trị sốt ác tính và lây lan, và làm thuốc chống độc, Rễ được dùng hạ sốt và làm thuốc tẩy xổ, Lá thường dùng làm gia vị ăn với cá, thức ăn

Kim sương, thuốc trị cảm mạo

Lá dùng trị cảm mạo, rắn độc cắn, các vết thương nhiễm trùng hay sâu bọ đốt. Lá sao vàng ngâm rượu xoa bóp chữa tê thấp, teo cơ

Quyển bá: tác dụng hoạt huyết chỉ huyết

Cây mọc trên đá hoặc đất sỏi sạn, khô cằn ở một số nơi gần biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam ở độ cao dưới 500m, cây chịu khô hạn, lúc thời tiết khô hanh, cành lá cuộn khúc vào trong

Cánh nỏ: cây thuốc

Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn

Ngưu bàng: làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt

Trong y học phương Đông, quả của Ngưu bàng dùng làm thuốc lợi tiểu, giải nhiệt, có thể trị được phù thũng, đau họng, sưng họng, phế viêm

Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá

Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Ổ vạch lá ngón: sắc uống chữa bong gân sai khớp

Dân gian dùng thân rễ giã đắp và sắc uống chữa bong gân sai khớp, ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị đòn ngã tổn thương

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Hành ta: cây thuốc gây ra mồ hôi thông khí hoạt huyết

Vị cay, tính bình, không độc, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, Ta thường dùng Hành ta thay Hành hoa làm thuốc kích thích tiêu hoá.

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Ban lá dính, cây thuốc giải độc

Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa

Dũ sang: cây thuốc nhuận tràng

Gốc ở các đảo vùng biển Caribê và bờ biển Bắc của Bắc Mỹ, thường ở nơi khô hạn, Ta có nhập trồng làm cảnh ở Thảo cẩm viên thành phố Hồ Chí Minh vì tán lá đẹp.

Na: chữa lỵ và ỉa chảy

Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng.

Han dây: cây thuốc chữa ho hen

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.

Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.