Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao

2018-05-10 05:03 PM
Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Câu đằng lá thon. Vuốt mũi giáo - Uncaria lancifolia Hutch., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo; cành vuông, có 4 cánh thấp, không lông; móc cong, nhọn. Lá mọc đối, phiến xoan ngọn giáo, dài 11cm, rộng 4,5cm, gốc lõm; gân phụ 7 cặp, không lông; cuống 6 - 8cm, lá kèm nhọn. Hoa họp thành đầu to 3cm trên cuống dài 3,5cm, có 2 lá bắc xoan nhỏ. Quả nang hình thoi ngược, có lông và răng đài tồn tại ở đầu; hạt có cánh.

Bộ phận dùng

Móc câu và rễ - Ramulus cum Uncus et radix Uncariae Lancifoliae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rừng thưa, trên độ cao 1000m vùng Sapa, tỉnh Lào Cai.

Tính vị, tác dụng

Móc câu có vị ngọt, tính hơi hàn; có tác dụng thanh nhiệt bình can, tức phong chỉ đông. Rễ có vị ngọt đắng, tính bình; có tác dụng khư phong thấp và thông lạc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh. Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp, đòn ngã tổn thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Ốc tử: dùng làm thuốc kích thích

Chùm hay chùy có lông dày, hoa to, vàng tươi; lá đài 5, có lông, cánh hoa dài đến 6cm; nhị xếp 5 vòng; bầu 1 ô, 5 giá noãn bên

Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm

Ké đồng tiền, thuốc lợi tiểu và lọc máu

Cây có nhiều chất nhầy, Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin

Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt

Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.

Thài lài: chữa viêm họng sưng amygdal

Dùng ngoài trị viêm mủ da, giải chất độc do rắn rết, bò cạp cắn đốt đau buốt và đầu gối, khớp xương bị sưng đau; lấy cây tươi giã đắp.

Cẩu tích: chữa nhức mỏi chân tay

Cẩu tích có vị đắng ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

Kê: thuốc chữa ho

Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống

Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Kim ngân: thuốc trị mụn nhọt

Kim ngân có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Cây có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiêu hoá và chống lỵ.

Cỏ đầu rìu: diệt sâu bọ và rệp

Cỏ đầu rìu thường mọc ở các nơi ẩm mát, ven khe suối trong rừng, trên các núi đá thành từng đám lớn, cây cũng thường mọc trên đất cát, đất ráo, hoặc trên đất ven biển của các đảo

Đơn vàng: cây thuốc trị đau bụng

Ở Campuchia, người ta hãm mỗi lần hai nắm cành lá cho vào nửa lít nước làm thuốc uống trị các cơn đau bụng.

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc

Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên

Hoa chuông đỏ, cây thuốc trị bệnh dạ dày và viêm tiết niệu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ đắp hay sắc uống trị lở dạ dày và viêm đường tiết niệu

Lúa: bồi dưỡng khí huyết

Gạo là thành phần quan trong bữa ăn của nhân dân ta, bồi bổ cho cơ thể và đem lại cân bằng cho cơ thể. Hạt thóc đã ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô gọi là cốc nha.

Móng rồng: lá dùng trị dịch tả

Loài của Ân Độ, Campuchia tới Philippin. Cây mọc hoang ở Lai Châu, Lào Cai tới Ninh Bình. Thường được trồng làm cây cảnh vì hoa rất thơm, mùi dịu.

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Mui: trị viêm phế quản

Vị hơi đắng, cay, tính bình; có tác dụng khư ứ sinh tân, cường tráng gân cốt. Ở Campuchia, rễ được xem như lợi tiêu hoá, làm tăng lực và gỗ có tác dụng lọc máu và bổ.

Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ

Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Chân chim gân dày: trị phong thấp đau nhức khớp xương

Thân cây dùng trị đòn ngã tổn thương, phong thấp đau nhức khớp xương, dạy dày và hành tá tràng loét sưng đau. Lá dùng trị ngoại thương xuất huyết

Nấm đỏ, làm bả diệt ruồi

Nấm gây ngộ độc mạnh với ảo giác và rối loạn gan, nhưng cũng thường không chết người. Nhân dân dùng nấm này để làm bả diệt ruồi

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng