Câu đằng: chữa trẻ em kinh giật

2018-05-10 03:03 PM
Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Câu đằng, Vuốt lá mỏ - Uncaria rhynchophylla (Miq.) Jacks., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo có mấu, dài 6 - 10m. Lá có phiến xoan thon, to vào cỡ 6 x 0,5cm, mặt trên bóng, mặt dưới mốc, gân phụ 4 - 6 cặp, lồi hai mặt; cuống 5 - 6mm. Hoa tập hợp thành dạng đầu ở ngọn nhánh, to 8 - 10mm; lá đài 5; cánh hoa 5, màu vàng hay trắng; ống tràng ngắn; nhị 5; bầu 2 ô. Quả nang chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng

Đoạn cành với hai gai móc câu - Ramulus Uncariae cum Uncis; thường gọi là Câu đằng.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở rừng thứ sinh, dọc đường đi vùng núi cao ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn. Thu hái vào tháng 7 - 9 cắt cả dây về, chọn các mấu có móc câu, chặt thành từng doạn dài khoảng 2cm, phía trên chặt sát móc câu, phơi nắng hoặc sấy thật khô. Thường dùng sống không cần sao chế. Nếu dùng vào thuốc thang thì nên để riêng. Sau khi thuốc sắc gần được, mới cho Câu đằng vào và để sôi 1 - 2 trào là được. Có thể tán bột dùng làm thuốc hoàn tán.

Thành phần hóa học

Thân và rễ chứa 0,041% alcaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Còn có các chất alcaloid khác như isorhynchophyllin, corynoxein, isocorynoxcin và một ít corynanthein, dihydrocorynanthein, hirsutin và hirsutein.

Tính vị, tác dụng

Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong, hạ huyết áp. Câu đằng có tác dụng hạ huyết áp là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định; nó ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm dãn các mạch máu ngoại vi. Đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng hưng phấn; với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh giật, chân tay co quắp, nổi ban, lên sởi; làm thuốc hạ huyết áp dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, nhức đầu, hoa mắt. Ngày dùng 12 - 15g dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc

Chữa sốt kinh giật của trẻ em: Câu đằng 10 - 15g, Kim ngân hoa 9g, Bạc hà 3g, Cúc hoa 6g. Địa long 6g, sắc uống.

Chữa cao huyết áp: Câu đằng 10g, Xuyên khung 5g, Cam thảo 2g, Quế chi 3g, nước 600ml; sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Ổ sao vẩy ngắn: tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu

Cây mọc bám vào cây gỗ ở rừng núi cao Lào Cai Sapa, Vĩnh Phú Tam Đảo, Hà Tây Ba Vì, Thừa Thiên Huế Bạch Mã, Khánh Hoà, Kon Tum.

Cẩm cù lông: tán ứ tiêu thũng

Loài của Ân Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thưa, nhất là ở Hoà Bình

Ngọc vạn vàng: trị miệng khô

Ngọc Vạn Vàng (Dendrobium chrysanthum Lindl.) là một loài lan quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Loài lan này có nhiều tên gọi khác như Hoàng thảo hoa vàng, Khô mộc hoa vàng, Thúc hoa thạch hộc.

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Hoàng liên: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoàng liên là vị thuốc bổ đắng, có tác dụng kiện vị, thường được dùng điều trị tiêu hoá kém, viêm dạ dày, trị oẹ khan, tả lỵ, bệnh trĩ, uống nhiều vật vã.

Bông tai: tiêu viêm giảm đau

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Ngọt nai: uống sau khi sinh đẻ

Vỏ cây được dùng trong y học dân gian Lào, sắc nước cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ.

Cỏ bạc đầu lá ngắn: trị viêm khí quản ho gà viêm họng sưng đau

Vị cay, tính bình; có tác dụng khu phong giải biểu, làm toát mồ hôi, lợi tiểu, trừ ho, tiêu thũng giảm đau

Du sam: cây thuốc trị ho tiêu đờm

Hạt có thể ép lấy dầu, thường dùng để đốt, chế xà phòng và dùng để đánh bóng đồ gỗ, dầu này còn dùng làm thuốc ho, tiêu đờm và sát trùng.

Mua tép: thanh nhiệt giải độc

Cây mua tép là một loại cây thảo dược có nhiều ứng dụng trong y học dân gian, đặc biệt trong việc điều trị các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp.

Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu

Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận

Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết

Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.

Cải củ: long đờm trừ viêm

Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng làm long đờm, trừ viêm, tiêu tích, lợi tiểu, tiêu ứ huyết, tán phong tà, trừ lỵ.

Hồ chi, cây thuốc hoạt huyết thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng ích can minh mục, hoạt huyết thanh nhiệt, lợi niệu giải độc, tiêu viêm lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, giảm ho, làm long đờm

Cang: giúp tiêu hoá tốt

Cây mọc ở ruộng, hồ, rạch tĩnh khắp nước ta, từ vùng thấp đến vùng cao. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới châu Á

Ba gạc, cây thuốc chữa đau đầu

Được dùng trị huyết áp cao đau đầu, mất ngủ, choáng váng, đòn ngã, dao chém, sởi, ngoại cảm thấp nhiệt, động kinh, rắn cắn, ghẻ lở

Cói quăn bông tròn: cây thuốc trị cảm mạo, kinh nguyệt không đều

Thân rễ có vị cay, tính ấm; có tác dụng điều kinh giảm đau, hành khí giải biểu, Toàn cây có vị cay, hơi đắng, tính bình; có tác dụng khư phong bổ dương, giải uất điều kinh

Quế Bon: dùng trị cảm lạnh

Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.

Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng

Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu

Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu

Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.

Chua ngút đốm: dùng quả làm thuốc trừ giun

Cây bụi cao 2m, nhánh non có lông sát, lá có phiến bầu dục, dài 6 đến 10cm, rộng 4,5 đến 5,5cm, mỏng, mép có răng mịn ở phần trên, nâu đen mặt trên lúc khô; cuống 1cm.

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Mộc tiền: trị vết thương sưng đau

Ở Campuchia, người ta dùng phối hợp với các vị thuốc khác để nấu một loại thuốc uống tăng lực và làm thuốc trị sởi.

Ba đậu tây, cây thuốc tiệt trùng

Gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được nhập trồng làm cây bóng mát dọc đường, có khi trở thành cây hoang dại. Vỏ cây thu hái quanh năm. Hạt nhặt ở những quả chín