- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược
Cát sâm: chữa cơ thể suy nhược
Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Sâm nam, Sâm trâu, Sâm chào mào - Milletia speciosa Champ, thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Dây leo thân gỗ tới 5 - 6m. Rễ củ nạc. Cành non phủ lông mềm mịn màu trắng. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ gồm 7 - 13 lá chét; lá chét non có nhiều lông. Hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, mọc thành chùm kép ở đầu cành hay ở nách lá. Quả đậu dẹt, có lông mềm, hạt 3 - 5, hình gần vuông.
Hoa tháng 6 - 8, quả tháng 9 - 12.
Bộ phận dùng
Rễ củ - Radix Milletiae Speciosae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở nhiều nơi vùng rừng núi chỗ dãi nắng
Ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Thái, Hà Tây và cũng thường được trồng làm thuốc. Vào mùa đông xuân, đào rễ củ ở những cây đã lớn khoảng trên một năm tuổi, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ dọc phơi hay sấy khô. Khi dùng thái mỏng, để sống hoặc tẩm nước gừng hay nước mật, sao vàng.
Tính vị, tác dụng
Vị ngọt, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, bổ hư nhuận phế.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị 1. Đau vùng lưng chân, thấp khớp; 2. Viêm phế quản mạn tính (lao phổi ho khan), phổi kết hạch; 3. Viêm gan mạn tính; 4. Di tinh, bạch đới.
Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Cũng có thể tán bột uống. Người ta cũng thường dùng củ làm thuốc bổ mát, chữa nhức đầu, khát nước, bí đái.
Đơn thuốc
Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm; dùng Cát sâm (tẩm gừng sao vàng) 30g, sắc uống.
Chữa nhức đầu, ho khan, khát nước, sốt về chiều, bí tiểu tiện; dùng Cát sâm (tẩm mật sao) 30g, sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương
Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són
Cốc đá: chế thuốc giảm sốt
Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau
Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt
Ngũ gia gai: có tác dụng ích khí kiện tỳ
Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng ích khí kiện tỳ, bổ thận an thần, thư cân hoạt huyết, khư phong thấp.
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp
Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Bần, cây thuốc tiêu viêm
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun
Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn
Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Ngót nghẻo: trị các bệnh về da
Nó có tính kích thích dạ dày ruột nên có thể gây nôn và xổ, nước chiết củ có tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus.
Nho núi: dùng trị cước khí thuỷ thũng
Ở Trung Quốc được dùng trị Cước khí thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, phong thấp đau lưng chân, mụn nhọt lở ngứa
Lù mù, chữa kiết lỵ
Ở vùng thượng du Bắc Bộ, người ta dùng lá phối hợp với lá của cây Đinh hương Vân Nam Luculia pinceana Hook., sắc uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn
Phục linh: thuốc lợi tiểu chữa thủy thũng
Được dùng làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, đầy trướng, ỉa chảy, tỳ hư ít ăn, còn dùng làm thuốc trấn tĩnh, an thần phách, chữa các chứng sợ lửa, mất ngủ, di tinh
Hoàng cầm Nam bộ, cây thuốc chữa sưng tấy
Cây mọc từ Lào Cai, Ninh Bình qua Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng tới Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp Được dùng làm thuốc chữa sưng tấy
Nhót dại: cây thuốc hành khí giảm đau
Quả dùng ăn tươi hay nấu canh chua, cũng thường dùng làm mứt. Có thể dùng làm thuốc tương tự như Nhót
Bùm bụp bông to, dùng rửa sạch vết thương
Nước sắc lá dùng rửa sạch vết thương và lá hơ nóng dùng làm thuốc đắp vết thương và mụn nhọt
Lục lạc lá ổi tròn, trị ghẻ và ngứa lở
Nguyên sản ở Ân Độ, được nhập trồng ở miền Bắc nước ta, tại một số trại thí nghiệm và nông trường làm phân xanh; cũng gặp ở Đắc Lắc
Khảo quang: thuốc chữa tê thấp
Cây mọc rải rác ở rừng thứ sinh ẩm có nhiều cây leo vùng núi của miền Bắc nước ta, Vỏ đỏ dùng chữa tê thấp, hậu sản, ăn không tiêu, đái vàng và đái mủ trắng.
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Mây dẻo, điều trị bệnh về buồng trứng
Ở Campuchia dân gian dùng làm dây buộc và đan lát. Rễ được dùng trong một chế phẩm để điều trị bệnh về buồng trứng. Quả dùng ăn được