- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi: sử dụng để điều trị tưa lưỡi
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cất hoi, Tù ti, Trúng đồng, Rau đồng tiền - Drymaria diandra Blume (l) cordata (L.) Willd ex Roem. et Schult. Subsp. diandra (Blume) Duke), thuộc họ Cẩm chướng - Caryophyllaceae.
Mô tả
Cây thảo hằng năm, mọc bò, phân nhánh, mảnh, cao 20 - 30cm, thân dạng sợi mang những lá mọc đối nhỏ, hình tròn, nhẵn, dài 5 - 10 mm, thường rộng hơn dài. Cụm hoa chùm, có lông dính, mọc ở nách lá hay ở ngọn cành. Hoa nhỏ màu trắng; 5 lá đài dài 2 - 3,5mm, 5 cánh hoa chẻ đôi; 3 nhị. Quả nang, dài 2 - 3mm, ngắn hơn đài, chứa 2 - 8 hạt hình thận màu nâu, dài khoảng 1mm.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Heba Drymariae Diandrae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc dại ở nhiều nơi, nhưng phổ biến ở vùng cao, trên các nương rẫy bỏ hoang và dọc theo các bờ nước, chỗ ẩm mát ven suối. Cũng phân bố ở nhiều nước nhiệt đới khác. Để làm thuốc, người ta thu hái toàn cây vào mùa hè - thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng
Cất hoi có vị hơi chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, tiêu sưng, lợi tiểu. Dịch của lá, ở Ân Độ, được xem như là nhuận tràng và giải nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ngọn cây dùng làm rau ăn sống hay nấu canh, gọi là rau đồng tiền. Ở cộng hoà Trung Phi, dịch của cây lá tươi giã ra được sử dụng để điều trị tưa lưỡi. Ở nước ta, cây cũng dùng trị tưa lưỡi, cam mồm, trị băng huyết. Dân gian vẫn dùng lá vò ra uống để giải nhiệt, dùng trong trường hợp trẻ con đau giật (uống nước vò lá và lấy bã đắp vào thóp thở). Người ta còn dùng toàn cây nấu nước uống chữa cam sài trẻ con và dùng cho trâu ỉa cứt trắng. Ở Trung Quốc, Cất hoi được dùng chữa 1. Viêm gan cấp tính, vàng da; 2. Đau mắt, sưng mắt; 3. Tiêu hoá kém, đau vùng thượng vị; 4. Viêm thận mạn tính, cổ trướng; 5. Sốt rét. Dùng ngoài chữa đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, rắn cắn.
Liều dùng 15 - 30g, dạng thuốc sắc. Có thể dùng cây tươi giã chiết lấy nước hoặc vò ra lấy nước uống. Dùng ngoài lấy cây tươi giã đắp.
Bài viết cùng chuyên mục
Chó đẻ dáng đẹp: làm thuốc giảm sốt cho trẻ em
Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.
Bạch đầu nhỏ, cây thuốc trị cảm mạo
Cây thảo sống hằng năm, cao 50, 70cm, phần nhánh từ khoảng giữa, Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng
Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi
Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Dưa gang tây: cây thuốc trị sán
Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả.
Mua nhiều hoa: làm thuốc thông tiểu
Rễ, lá được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị ăn uống không tiêu, lỵ, viêm ruột, viêm gan, nôn ra máu, dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, ngoại thương xuất huyết.
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Nắm cơm, khư phong tán hàn
Vị ngọt, hơi cay, tính hơi ấm, mùi thơm; có tác dụng khư phong tán hàn, hành khí chỉ thống, thư cân hoạt lạc
Bàng hôi, cây thuốc gây sổ
Ở Ấn Độ, quả được dùng trị bệnh trĩ, phù, ỉa chảy, phong hủi, giảm mật, đầy hơi và đau đầu. Nếu ăn nhiều nhân hạt sẽ buồn ngủ
Mồng tơi: thanh nhiệt giải độc
Mồng tơi thường được dùng làm thức ăn như rau cho người bị táo bón, người đi đái ít và đỏ, phụ nữ đẻ xong ít sữa. Dùng tươi giã đắp sưng đau vú.
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Bàm bàm, cây thuốc trừ thấp
Dây thu hái quanh năm, rửa sạch, thái lát, đồ rồi phơi khô dùng; hạt thu hái vào mùa đông, mùa xuân, lột bỏ vỏ, hấp hoặc rang lên, phơi khô hoặc tán bột
Đưng mảnh: cây thuốc chữa sốt rét
Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca, Inđônêxia, Philippin, Nui Ghinê, Châu Phi, châu Mỹ. Ở nước ta, cây chỉ mọc ở vùng núi.
Chuồn chuồn (cây): sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh
Nước hãm thân cây mang lá được dùng sắc uống để chữa bệnh tim đập nhanh và dùng nấu nước tắm để làm cho sự mọc răng được dễ dàng
Chòi mòi trắng: dùng chữa bệnh hoa liễu
Cây mọc ở các đồi đất ở độ cao dưới 800m, vùng Cà Ná Bình Thuận và vài nơi ở An Giang, Quả có vị chua, ăn được. Rễ và lá cũng được dùng như Chòi mòi
Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước
Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.
Nghể nhẵn, dùng trị đau bụng
Cây mọc ở nơi ẩm lầy khắp nước ta, thường gặp ở ven đầm nước vào tháng 5, tháng 12 từ Hà Giang, Hà Nội, Nam Hà, Ninh Bình qua các tỉnh Tây Nguyên cho đến các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Nhài: trị ngoại cảm phát sốt
Hoa sắc nước dùng rửa mặt, chữa viêm màng khoé mắt và màng mộng, chữa trẻ em lên sởi có sốt, sởi mọc không đều
Đơn Trung Quốc: cây thuốc hạ huyết áp
Vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh can, hạ huyết áp, hoạt huyết tán ứ, thanh nhiệt giải độc, hành khí giảm đau.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay
Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh
Cang ấn: thuốc chữa sốt
Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn
Kim ngân lá mốc, thuốc chữa viêm đường hô hấp
Ở Trung quốc, người ta thường dùng chữa viêm nhiễm phần trên đường hô hấp, cảm cúm truyền nhiễm, sưng amygdal, viêm tuyến vú cấp tính