- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh
Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh
Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq) A. DC, thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm cao 50 - 80cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3 - 4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5 - 6cm, rộng 1 - 2,5cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen.
Mùa hoa tháng 7 - 9, quả tháng 8 - 10.
Bộ phận dùng
Rễ, củ - Radix Platycodi; thường gọi là Cát cánh. Nơi sống và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình...). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10 - 11, ở miền núi vào tháng 2 - 3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Thành phần hóa học
Trong rễ Cát cánh có các saponin platicodon A, C, D, D2 polygalacin D, D2. Còn có một chất tương tự Insulin.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4 - 20g, dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng Cát cánh chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.
Đơn thuốc
Ngoại cảm, ho mất tiếng: Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, Bươm bướm, Chiêu liêu, mỗi vị bằng nhau, 6g sắc uống (Bách gia trân tàng).
Ho nhổ ra mủ và nước rãi hôi thối, lồng ngực căng tức: Cát cánh, Cam thảo, Chỉ xác, mỗi vị 4 - 6g sắc uống.
Chữa ho, tiêu đờm: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8g, nước 250ml, sắc còn 150ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
Cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, mỗi vị 4g tán bột nhỏ, bôi.
Bệnh ngoài da: Cát cánh 6g, Cam thảo 4g, Gừng 2g, Táo ta (quả) 5g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Ghi chú
Trường hợp phổi nóng khô háo không nên dùng Cát cánh. Nếu sắc uống phần đầu của rễ củ, nơi giáp với thân cây thì dễ bị nôn.
Bài viết cùng chuyên mục
Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương
Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da
Keo giậu, thuốc trị giun
Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun
Nguyệt quới: đắp vết thương và vết đứt
Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ nghiền ra để ăn và sát lên những chỗ đau của cơ thể, bột lá dùng đắp vết thương và vết đứt.
Giền, cây thuốc bổ máu
Nhân dân dùng vỏ cây Giền để làm thuốc bổ máu, chữa xanh xao suy nhược, điều trị sốt rét, làm rượu bổ cho phụ nữ sau khi đẻ, làm thuốc điều kinh
Mua thấp: thanh nhiệt giải độc
Dân gian còn dùng lá giã nhỏ lẫn ít nước tiểu, gói nướng nóng đắp vào chỗ đau do bị thương gẫy chân tay, cũng còn dùng làm thuốc chữa thấp khớp; lá dùng đắp chữa đinh tay.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Giác đế, cây thuốc giải độc trừ ban đậu sởi
Rễ có màu đen, thịt màu vàng, nhưng khi ra ngoài không khí lại có màu đen, Dân gian dùng nó làm thuốc giải độc trừ ban trái, đậu sởi
Cói tương bông rậm: cây thuốc trị cảm mạo phong hàn
Loài của Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia và Philippin, Ở nước ta, cây mọc phổ biến từ Lai Châu, Lào Cai qua Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà
Cải đồng: làm dễ tiêu hoá
Cải đồng có vị đắng, tính mát, có tác dụng làm dịu và sát trùng, còn có tác dụng làm dễ tiêu hoá, khai thông ách tắc.
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Bạch xà (cây): cây thuốc hạ nhiệt
Được dùng làm thuốc long đờm trong trường hợp viêm khí quản và làm tiết mật, có tác dụng nhuận tràng nhẹ, Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hay tán bột uống.
Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế
Chi hùng tròn tròn: rễ cây được dùng hãm uống trị sốt rét
Loài đặc hữu của Campuchia và Nam Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng từ Phan rang vào Nam nhưng số lượng không nhiều.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai
Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét
Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử
Lan quạt dẹt, thuốc trị bò cạp cắn
Loài phân bố ở Xri Lanca, Nam Trung Quốc Thái Lan, Campuchia và Việt Nam từ Quảng Trị đến Khánh Hoà, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng để trị bò cạp cắn
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Nhân trần nhiều lá bắc: có tác dụng làm tiết mật
Cây mọc tốt trên đất có phèn ở vùng thấp và dọc đường đi một số nơi từ Kontum, Đắc Lắc tới Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh
Ba chẽ, cây thuốc chữa lỵ
Mặt dưới lá màu trắng bạc, Lá non có lông trắng ở cả hai mặt, Hoa màu trắng tụ họp ở nách lá. Quả đậu có lông, thắt lại ở các hạt
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Cà rốt: trị suy nhược
Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.
Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá
Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa
Cỏ bươm bướm tràn: làm thuốc nhuận tràng
Thường gặp trong các ruộng vào mùa khô ở các tỉnh Nam Bộ, làm thuốc nhuận tràng, bổ thần kinh