- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá
Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cao su - Hevea brasiliensis (A Juss) Muell- Arg, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Mô tả
Cây to, cao tới vài chục mét. Lá mọc so le, có cuống dài, với 3 lá chét hình bầu dục, nhọn mũi và nhẵn. Hoa nhỏ, họp thành chuỳ xim hai lần ngắn hơn lá. Quả nang có 3 mảnh vỏ, với vỏ quả ngoài gần như nạc, và vỏ quả trong hoá gỗ. Hạt gần hình cầu, dài 2,5 - 3cm, có vân, không có màng, có nhiều nội nhũ nạc.
Bộ phận dùng
Nhựa mủ và dầu hạt - Latex et Oleum Heveae.
Nơi sống và thu hái
Cây có xuất xứ từ thung lũng sông Amazon (Brazin) được nhập vào trồng ở các nước nam Á châu và ở nước ta. Việc nhập giống trồng đầu tiên vào năm 1877 ở Thảo cầm viên Sài Gòn bị thất bại; sau đó vào năm 1897 người ta mới lấy hạt giống từ Java vào trồng thí nghiệm và thành công ở Suối Dầu tỉnh Khánh Hoà. Các hạt giống từ Java lại được tiếp tục nhập vào tạo ra những giống hạ t cung cấp cho tất cả các đồn điền Nam Bộ Việt Nam và Campuchia từ ngày đó đến nay. Ta thường trồng để lấy nhựa cao su rất quen thuộc trong đời sống.
Thành phần hóa học
Nhựa mủ chứa 70% nước và 20 - 30% cao su. Nhũ tương chứa các chất khoáng (0,50%), các glucid (1 - 2%), các protid (aminoacid), các men (oxydaza) Cao su là một polymer của isopren (polypren), các dãy polyisorenic có cấu trúc cao đối với các nối kép và trọng lượng phân tử có thể vượt quá 1 triệu. Quả chứa một tinh dầu lỏng (20 - 34% ở hạt, 38 - 53% ở nhân) màu vàng rơm, mùi dầu lanh, dính. Hạt chứa một glycosid cyanogenetic độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cao su được dùng ỏ trạng thái nguyên để làm thuốc dán, thuốc cao lá. Nó cũng được sử dụng làm các đồ phụ tùng (núm vú giả, ống dò thương tích). Dầu hạt cao su dùng trong hội hoạ, dùng chế vaccin và để làm xà phòng rất thông dụng ở Hoa Kỳ và Achentina. Khô dầu hạt là thức ăn có giá trị cho gia súc, nhưng nếu ép từ hạt tươi thì lượng HCN lên tới 30mg% còn ở hạt khô là 4mg%. Nếu ép nóng thì độc tố biến mất. Khi ta dùng khô dầu ép lạnh đun nóng lên thì cũng không còn độc chất nữa; khô dầu cũng đồng thời được dùng làm phân.
Bài viết cùng chuyên mục
Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh
Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.
Dừa nước: cây thuốc trị ỉa chảy
Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập, quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon, nõn non còn dùng làm thuốc lá.
Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt
Quản trọng: có tác dụng làm mát phổi hóa đờm
Quản trọng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, Ở Malaixia người ta xem như là bổ và hạ nhiệt, Ở Ấn Độ xem như là nhuận tràng, chống độc và giảm đau
Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi
Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.
Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột
Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu
Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh
Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.
Hoàng liên gai: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Thường dùng làm thuốc chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu.
Mỏ sẻ, chữa ho
Loài của Lào, Việt Nam. Cây mọc ở bìa rừng từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Bắc, Nam Hà, Ninh Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh đến Quảng Trị
Kim ngân hoa to, thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây mọc ở ven rừng từ Bắc thái, Cao bằng tới Thừa thiên Huế, qua Kon tum tới Lâm đồng, Cũng như Kim ngân, chữa bệnh ngoài da và mụn nhọt
Bù dẻ hoa nhỏ, làm thuốc bổ
Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi
Thông đất: dùng chữa viêm gan cấp tính
Thông đất thường dùng chữa viêm gan cấp tính, mắt sưng đỏ đau, phong thấp nhức xương và ho mạn tính, liều dùng 20 đến 40g, sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác
Cỏ gấu ăn: trị bệnh viêm dạ dày
Củ dịu và ngọt giống hạt dẻ và dùng làm thức ăn ngon, do có tỷ lệ dầu cao nên chất bột chế từ củ là một loại thức ăn cho nhiều năng lượng, củ có tác dụng kích dục và kích thích.
Đơn lộc ớt, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở nhiều vùng của nước ta, cũng như ở Ân Độ, người ta lấy lá làm gia vị, hoặc có thể lấy ngọn và lá non thái nhỏ xào hay nấu canh
Cát đằng thon: dùng khi bị rong kinh
Ở Ấn Độ, dịch lá được dùng khi bị rong kinh và cho vào tai chữa điếc tai, ở Malaixia, lá giã ra dùng đắp vết đứt và nhọt
Bạch hạc: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân, Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay. Quả nang dài, có lông.
Kê cốt thảo, thuốc thanh nhiệt lợi tiểu
Thu hái toàn cây quanh năm, tách bỏ quả, rửa sạch phơi khô dùng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau
Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.
Măng leo, thuốc thông tiểu
Loài cây của Nam Phi châu, được trồng ở nhiều nước. Người ta đã tạo được nhiều thứ có cành lá dẹp dùng để trang trí. Cây dễ trồng, nhân giống bằng hạt hay giâm cành
Bách kim, cây thuốc lợi tiểu
Cây dùng nấu nước uống lợi tiểu, Thường lẫn lộn với thân cây Cù mạch Dianthus superbus l, có khi cũng gọi là Cù mạch
Nấm cà: cây thuốc
Nấm cà mọc đơn độc hay thành cụm lớn trên đất nhiều chất hữu cơ, trên đất vườn vào mùa xuân hè và thu, nhất là từ tháng 4 tới tháng 5 ở Hà Tây, Hoà Bình, Hà Nội
Chòi mòi tía: dùng trị ban nóng lưỡi đóng rêu
Rễ chòi mòi tía được dùng trị ban nóng, lưỡi đóng rêu, đàn bà kinh nguyệt không đều, ngực bụng đau có hòn cục, đàn ông cước khí, thấp tê
Đại bi lá lượn: cây thuốc giảm đau
Chữa phong thấp đau xương hay bị thương sưng đau, dùng Đại bi lá lượn, Ngũ gia bì chân chim, Cốt toái bổ, Huyết giác, mỗi vị 30g sắc uống.
Lục lạc không cuống, tác dụng tiêu viêm
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính ấm, có độc, có tác dụng tiêu viêm, chống u tân sinh, hoạt huyết
Bùm sụm, chữa đau nhức lưng
Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu