- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cảo bản: lưu thông khí huyết
Cảo bản: lưu thông khí huyết
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cảo bản - Ligusticum sinense Oliv, thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 0,5 - 1m hay hơn. Lá mọc so le, kép lông chim 2 - 3 lần, cuống lá dài 9 - 12cm, phía dưới ôm lấy thân. Lá chét hình trứng, mép có răng cưa nhỏ. Cụm hoa tán kép, có 16 - 20 cuống mang tán đơn; mỗi tán này mang nhiều hoa nhỏ màu trắng. Quả bế đôi gồm 2 phân quả; mỗi phân quả có 5 sống chạy dọc;
các sống ngăn cách nhau bởi các rãnh nhỏ; trong các rãnh nhỏ có từ 3 - 5 ống tinh dầu.
Bộ phận dùng
Thân rễ - Rhizoma Ligustici Sinensis; thường gọi là Cảo bản.
Nơi sống và thu hái
Cây trồng ở Hà Giang đã có tới 100 năm nay. Người ta đào thân rễ, cắt bỏ đầu, rửa sạch, thái lát, phơi khô. Thân rễ gần như hình cầu, đường kính 1 - 3cm, mặt ngoài màu nâu sần sùi, mặt trong màu trắng ngà.
Thành phần hóa học
Có tinh dầu.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, ráo thấp, lưu thông khí huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng chữa 1. Cảm phong hàn, đau đầu; 2. Kinh nguyệt không đều; 3. Bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp. Ngày dùng 3 - 9g, dạng thuốc sắc. Còn dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa và làm sạch gầu ở đầu.
Đơn thuốc
Chữa nhức đầu, thiên đầu thống: Cảo bản 6g, Xuyên khung 3g, Phòng phong 5g, Bạch chỉ 3g, Tế tân 2g. Cam thảo 3g, nước 500ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa cơm.
Chữa nhiều gầu: Cảo bản, Bạch chỉ, hai vị bằng nhau, nấu để tắm, gội đầu. Hoặc tán bột đem xát vào đầu, sáng hôm sau gội đầu, sẽ chống hết gầu.
Ghi chú
Ngoài loài trên, còn có một số loài khác gọi là Liên cảo bản - Ligusticum jehoense Nakai et Kitag. Cũng được dùng với tên Cảo bản như loài trên. Ta cũng phải nhập của Trung Quốc. Cây Liêu cảo bản cao 20 - 80cm, cũng có lá kép lông chim 2 - 3 lần, cụm hoa hình tán kép mang 6 - 19 tán, mỗi tán nhỏ mang khoảng 20 hoa màu trắng. Quả dài 3 - 4 mm, rộng 2mm, có 5 sống dọc, giữa sống chỉ có một ống tinh dầu. Ra hoa tháng 7 - 9, kết quả tháng 9 - 10. Trong thân rễ có tinh dầu. Cũng có vị cay, tính ấm, có tác dụng khư phong, tán hàn, trừ thấp, chỉ thống. Dùng trị cảm lạnh, nhức đầu, đau bụng ỉa chảy. Dùng ngoài trị ghẻ lở.
Bài viết cùng chuyên mục
Loa kèn trắng: làm mát phổi
Hoa loa kèn trắng, hay còn gọi là bạch huệ, là một loài hoa thuộc họ Loa kèn (Liliaceae). Đây là một trong những loài hoa được yêu thích nhất trên thế giới nhờ vẻ đẹp tinh khôi, hương thơm dịu nhẹ và ý nghĩa sâu sắc.
Nắp ấm: thuốc trị ỉa chảy
Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.
Lục lạc dây, trị hen và ho
Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương
Lan một lá: thuốc giải độc
Ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm thuốc giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2, 3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút.
Dướng nhỏ, cây thuốc trị tổn thương
Ở nước ta, cây phân bố từ Sơn La, Tuyên Quang, Hoà Bình tới Hà Nội, Ninh Bình và Quảng Ninh, thường mọc dại trong rừng thứ sinh
Mộc nhĩ trắng, có tác dụng bổ chung
Nên thu hái vào sáng sớm, chiều tối hay trong những ngày ẩm trời, râm mát. Dùng một cái dao tre để gỡ nấm. Rửa sạch, loại bỏ tạp chất rồi phơi hay sấy khô
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Nổ: cây thuốc diệt trùng rút mủ
Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được
Ích mẫu nam: thuốc hạ nhiệt giảm sốt
Lá có vị đắng, là loại thuốc bổ đắng, có tác dụng hạ nhiệt giảm sốt, chống nôn, chống co thắt và trừ giun, hạt có hoạt tính trừ ký sinh trùng sốt rét.
Hoa hiên: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Hoa hiên (Hemerocallis fulva L.) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa hiên (Hemerocallidaceae), thường được trồng làm cảnh và sử dụng trong y học cổ truyền.
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Ngải nạp hương đầu to, thuốc lợi tiêu hoá
Ở Malaixia, lá và cuống lá được dùng như thuốc lợi tiêu hoá, sát trùng và làm ra mồ hôi. Rễ được dùng sắc uống trị ho. Rễ cũng có thể sắc uống bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh
Quyển bá xanh lục: có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm
Quyển bá xanh lục vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp tiêu viêm, chống khối u tân sinh
Mướp sát: chữa táo bón
Dầu hạt dùng để thắp đèn, bôi lên chỗ ngứa hoặc bôi lên tóc trừ chấy. Nhựa mủ gây nôn và tẩy; cũng dùng chữa táo bón, chữa bệnh ngoài da, vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.
Bứa: tác dụng tiêu viêm
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Chay lá bóng: làm thuốc chữa ho ra máu thổ huyết
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng và đất khai hoang ở Khánh Hoà, Đồng Nai
Nhót rừng: dùng lá chữa bệnh tràng nhạc
Hoa nhóm thành chùm ngắn ở nách lá, dài 2 đến 3cm; cuống hoa 1,5mm; hoa trắng. Quả nhỏ, vỏ ngoài mọng nước, có lông
Bạch đồng nữ: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây bụi nhỏ, cao khoảng 1m; thường rụng lá, nhánh vuông, có lông vàng, Lá mọc đối, hình tim, có lông cứng và tuyến nhỏ, mép có răng nhọn hay nguyên.
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục
Cam hôi: thuốc trị ho
Cây mọc trên các đồi cát, dọc theo biển từ Khánh Hoà tới Bình Thuận. Có thể thu hái rễ, lá quanh năm
Dương xỉ thường: cây thuốc trị vết thương
Dương xỉ thường là một loại cây dễ trồng và chăm sóc, thường được trồng làm cảnh. Cây có khả năng hấp thụ các chất độc hại trong không khí, giúp làm sạch môi trường.
Đơn hồng, cây thuốc trị ghẻ
Ở Ân Độ và Malaixia, người ta dùng lá vò ra hoặc giã nát đắp trị ghẻ, ngứa ngáy và các bệnh ngoài da, Lá cây được giã ra trộn với cơm ăn, chữa bệnh về tim
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Kim cang Campuchia: thuốc giải độc tiêu viêm
Các nghiên cứu cho thấy trong cây Kim Cang Campuchia có chứa nhiều hợp chất quý như saponin, flavonoid, alkaloid... Chính những hợp chất này mang lại nhiều tác dụng dược lý quý giá cho cây.
Đương quy: cây thuốc trị thiếu máu suy nhược
Đương quy được dùng chữa thiếu máu xanh xao, đau đầu, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực bụng, viêm khớp, chân tay đau nhức lạnh, tê bại.