Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu

2018-05-07 11:10 AM
Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Canhkina - Cinchona sp. thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Chi Cinchona L. gồm tới 40 loài. Chúng đều là những cây gỗ có lá mọc đối, có lá kèm, có hoa đều, trắng hay hồng, mẫu 5 và tập hợp thành cụm hoa hình xim. Tất cả các loài Cinchona đều có xuất xứ từ sườn đông của dãy núi Andes, ở phía này hay phía kia của xích đạo, thuộc các nước Colombia, Ecuador, Pêru, Bolivia ở độ cao từ 1000m tới 3000m, tức là ở những miền có mưa nhiều, độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình và tương đối ổn định. Những loài được nói đến là: Canhkian đỏ - Cinchona succirubra Pav. (C. pubescens Vahl) xuất xứ ở Ecuador là loài có thân lớn và thường được sử dụng làm gốc ghép.

Canhkina vàng - Cinchona calisaya Weddell xuất xứ ở Bolivia và nam Pêru, được trồng nhiều ở Java.

Canhkina xám - Cinchona officinalis L., xuất xứ từ phía bắc Colombia tới Pêru.

Canhkina thon - Cinchona ledgeriana Moens có khi được xem như là một loài lai, có xuất xứ ở Bolivia và được trồng sớm nhất ở Inđônêxia. Loài này đã được tuyển chọn qua một thời gian dài và hiện được trồng ở nhiều nước châu Phi nhiệt đới cũng như nhiều đồn điền ở châu Mỹ.

Bộ phận dùng

Vỏ thân, cành và cũng có thể dùng cả vỏ rễ - Cortex et Cortex Radicis Cinchonae.

Nơi sống và thu hái

Ở nước ta, Canhkina được đem trồng thí nghiệm từ những năm 1871 ở một số nơi nhưng không thành công. Cho đến sau Đại chiến thế giới thứ nhất, A Yersin thí nghiệm trồng ở cao nguyên Lang Bian (vùng Xuân Thọ hiện nay) và ở vùng Hòn Bà ở Khánh Hoà rồi di chuyển tới Di Linh, Đơn Dương thì thành công. Năm 1927 có trại nghiên cứu trồng Canhkina ở Thủ pháp, vùng chân núi Ba Vì. Cho đến trước Đại chiến thế giới thứ hai, có năm sản lượng Canhkina thu được lên đến 30 ngàn tấn. Do chiến tranh mà việc phát triển trồng Canhkina bị đình trệ và bị khai thác kiệt quệ. Cho đến năm 1978, chỉ còn lại một số nơi có Canhkina như Lâm Đồng (Xuân Thọ, Tà Nung ở Đà Lạt, Xuân Sơn ở Đơn Dương. Lán tranh ở Đức Trọng, Dinh trang thượng ở Di Linh), Đắc Lắc (Đắc Nông) và Gia Lai (Biển Hồ, Sa Thầy). Ở miền Bắc Việt Nam, tại tỉnh Hà Tây (vùng Thủ Pháp) cho đến năm 1958, chỉ còn sót lại vài chục cây, nhưng trong khoảng 1960 - 1970, ta đã khôi phục lại và tiếp tục nghiên cứu phát triển Canhkina, đưa diện tích tại đây lên tới 60 ha.

Hiện nay, ta đang nghiên cứu phát triển trồng Canhkina ở Lâm Đồng. Loài được trồng chủ yếu là Canhkina thon. Nhân giống bằng gieo hạt. Canhkina trồng sau 3 - 4 năm đã có thể cho vỏ, nhưng tốt nhất là sau 7 - 10 năm thì thu hoạch vỏ tốt nhất. Bóc vỏ vào mùa thu hay đầu xuân. Hàm lượng hoạt chất trong cây tuỳ thuộc vào loài trồng và chất đất ở các độ cao khác nhau. Khi chặt cây, cành để bóc vỏ, cần chừa lại gốc để cây tạo ra thân cành mới.

Thành phần hóa học

Vỏ Canhkina giàu tanin catechic (3 tới 5%),

Khi oxy hoá sẽ thành phlobaphen màu đỏ của canhkina.

Còn có ít tinh dầu, acid hữu cơ (acid quinic) và một heterosid triterpenic (quinovosid). Trong vỏ có nhiều alcaloid có thể đạt tới 15% trọng lượng của vỏ. Các alcaloid chính tạo thành 2 cặp đồng phân lập thể: một bên là quinin và quinidin, một bên là cinchonin va cinchonidin. Quinin và cinchonidin quay trái, còn quinidin và cinchonin quay phải. Quinin và quinidin sẽ biến đổi thành quinicin (hay quinotoxin). Các alcaloid chính này đều kèm theo những alcaloid có hàm lượng thấp. Trong vỏ của Canhkina đỏ, có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 3 - 8% và hàm lượng quinin trong đó chỉ chiếm ít hơn 50%; còn trong vỏ Canhkina thon, tỷ lệ alcaloid toàn phần tới 15% và hàm lượng quinin trong đó lên tới 80 - 90%.

Tính vị, tác dụng

Vỏ Canhkina đỏ có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát. Vỏ Canhkina thon có mùi hơi thơm, vị chơi chát, rất đắng. Các hoạt chất trong Canhkina có tác dụng trị bệnh sốt rét, quan trọng nhất là quinin. Quinin là một chất độc đối với tế bào, có tác dụng đối với các loại đơn bào; nó tác dụng trên những dạng vô tính và ký sinh trùng; nó diệt giao tử hơi yếu đối với các dạng Plasmodium vivax và P. malariae. Còn có những tác dụng khác là ức chế trung tâm sinh nhiệt nên dùng làm thuốc giảm sốt; tác dụng chống nhiễm trùng, kích thích nhẹ lên hệ thần kinh, ức chế hoạt động của tim (cũng tương đương với quinidin nhưng yếu với liều diệt ký sinh trùng), tác dụng kích thích tử cung, tác dụng đối với thính giác, thị giác và tiêu hóa, tác dụng gây xơ cứng. Các alcaloid khác có tác dụng chữa sốt, sốt rét nhưng kém hơn và có tác dụng hợp đồng. Nói chung, Canhkina bổ, lợi tiêu hoá, hạ nhiệt, chống nhiễm trùng, chống ký sinh trùng, hàn liền sẹo.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường. Dùng ngoài chữa mưng mủ hoại tử, vết thương không trương lực. Liều dùng 5 - 10g dạng bột, viên hoặc rượu thuốc. Bột Canhkina dùng rắc các vết thương, vết loét. Người ta thường dùng vỏ làm nguyên liệu chiết các alcaloid, nhất là quinin. Quinin dùng làm thuốc chữa sốt, sốt rét với liều 1 - 2g một ngày chia làm nhiều lần uống, mỗi lần 0,5g, tổng liều là 10 - 15g. Cinchonin dùng như quinin nhưng với liều ít hơn, ngày dùng 0,5 - 1,5g chia làm nhiều lần uống trong ngày. Quinidin dùng điều trị một số trường hợp loạn nhịp tim, liều dùng mỗi lần 200 - 250mg dạng sulfat, mỗi ngày có thể dùng tới 1,0 - 1,5g.

Bài viết cùng chuyên mục

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo

Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Mía lau, trị nhiệt bệnh thương tổn

Mía lau được dùng ở Trung Quốc, trị nhiệt bệnh thương tổn đến tân dịch, tâm phiền khẩu khát, phân vị ẩu thổ, ho do phổi khô ráo, đại tiện táo kết, hầu họng sưng đau, có thai bị phù

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella

Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt

Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt

Cốc đá: chế thuốc giảm sốt

Cây gỗ cao 10m, có lá rụng theo mùa; nhánh non màu xám xanh, lá dài 25cm, mang 5 đến 6 cặp lá chét xoan bầu dục, đầu tù, gốc không cân xứng, gân phụ 6 đến 10 cặp

Cách: cây thuốc trị phù do gan

Cách có vị ngọt, nhấn, tính mát, có tác dụng trợ tỳ can, mát gan, sáng mắt, tiêu độc, lợi tiểu. Rễ thông kinh mạch, tán ứ kết tê bại, lợi tiêu hoá.

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.

Cách vàng: xông chữa bại liệt

Loài của Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở các đồi và trong rừng phục hồi ở Vĩnh Phú, Bắc Thái, Ninh Bình, Nghệ An.

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Mận: lợi tiêu hoá

Mận là loại cây ăn quả quen thuộc, được trồng rộng rãi ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam . Quả mận có vị ngọt chua đặc trưng, giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Qua lâu bao lớn: tác dụng làm giảm đau tiêu viêm

Rễ được dùng ở Trung Quốc để trị mụn nhọt sưng lở, còn ở Ấn Độ, người ta dùng để trị bệnh về phổi cho vật nuôi, cũng dùng làm thuốc trị mụn nhọt và nấu với dầu mù tạc để trị đau đầu

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Bạc biển, cây thuốc chữa nọc rắn

Cây gỗ nhỏ cao 3, 4m, gốc to 20cm. Lá mọc khít nhau ở ngọn các nhánh; phiến lá hình trái xoan thuôn, dài 10, 16cm, rộng cỡ 6cm, đầy lông như nhung màu trắng bạc

Lá nước, thuốc trị vết loét bị chai

Ở Campuchia các chồi non được dùng làm rau ăn. Ở Inđônêxia, người ta trồng để lấy hạt. Ở Ân Độ cũng như ở Malaixia, lá dùng đắp trị các vết loét bị chai

Đạt phước, cây thuốc hạ sốt

Ở Inđônêxia, vỏ được dùng làm thuốc hạ sốt, Hoa có mùi thơm rất dễ chịu, dùng trộn với thuốc lào để ướp hương cho có mùi thuốc phiện

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Hoa tí ngọ: cây thuốc chữa cảm mạo

Thường dùng chữa cảm mạo, Mỗi khi thay đổi thời tiết, sức khoẻ không bình thường, người ta dùng lá và thân cây phơi khô nấu nước uống thay trà

Le lông trắng: thuốc trị sốt rét

Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.

Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu

Cỏ gấu biển: cây thuốc điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống

Cũng như Cỏ gấu, Cỏ gấu biển cũng có vị cay, hơi đắng, tính bình, có tác dụng điều kinh, lý khí, thư can, chỉ thống. Ở Ân Độ, nó được xem như lợi tiểu, kích thích tim

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Long đởm cứng: mát gan sáng mắt

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở trảng cỏ vùng núi Tây Nguyên, Vị đắng, tính hàn; có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giúp tiêu hoá.