- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Canh châu: thanh nhiệt giải độc
Canh châu: thanh nhiệt giải độc
Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Canh châu, Chanh châu, Quanh châu - Sageretia theezans (L.) Brongn,. thuộc họ Táo ta - Rhamnaceae.
Mô tả
Cây nhỏ phân cành nhiều, các nhánh có gai. Lá hình trái xoan hay bầu dục, tròn hay gần tròn ở gốc, có mũi, hơi có răng, dài 2 - 10cm, rộng 8 - 35mm. Hoa xếp từng nhóm 1 - 4 cái thành bông ở nách lá hay ở ngọn. Quả hình cầu, đường kính 4 - 6mm, nạc, màu đen đen, kèm theo vòi nhuỵ và các lá đài tồn tại. Hạt 1 - 3, lồi ở mặt lưng, có vỏ ngoài nhẵn, bóng, màu xám sáng.
Ra hoa tháng 7 - 10, kết quả tháng 12 - 3.
Bộ phận dùng
Lá, cành và rễ - Folium, Ramulus et Radix Sageretiae.
Nơi sống và thu hái
Loài phân bố ở Ân Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc theo bờ suối nơi nhiều cát ẩm, đất sâu, xen với các loại cây bụi khác. Có khi trồng quanh vườn làm hàng rào. Thường gây trồng bằng cành giâm. Người ta thường thu hái lá tươi hoặc lấy cà nh lá vào mùa xuân hạ; thu hái rễ vào mùa thu đông đem phơi hay sấy khô.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng hơi chua, tính mát; có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Quả ăn được, có vị chua hơi ngọt. Lá non nấu canh ăn được. Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu. Canh châu đã được sử dụng làm thuốc từ lâu ở nước ta. Tuệ Tĩnh sử dụng nó với tên Xích chu đằng làm thuốc đắp vết thương tên đạn. Hải Thượng Lãn Ông dùng Canh châu chữa sưng mặt, sưng mình, đậu sởi, chữa tắc tia sữa hoặc chữa lở loét không ra da gom miệng, chữa bị thương sai khớp bong gân và mụn nhọt.
Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng cây này làm thuốc chữa ban sởi, đậu mùa, dư độc không phát ra được, kiết lỵ, dùng ngoài chữa lở, ghẻ.
Thường dùng 10 - 20g rễ khô hoặc cành lá khô sắc nước uống; dùng ngoài lấy lá tươi nấu nước tắm hoặc giã đắp.
Đơn thuốc
Chữa lở loét không ra da gom miệng: Lá Canh châu, lá Đuôi tôm, lượng bằng nhau, Đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp vào (Bách gia trân tàng).
Chữa trẻ em bị bệnh sởi, sốt ho, khát nước: Canh châu (Cành và lá) 20g, Tầm gửi cây khế 18g, Sắn dây 12g, Cam thảo dây 8g, Hương nhu 8g, Hoắc hương 8g, sắc với 400ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Chữa ngứa lở ngoài da, mụn nhọt: Cành châu 24g, Hạ khô thảo 20g, Bồ công anh 20g. Rễ cỏ xước 20g, Lá đơn đỏ 10g, sắc và uống như trên.
Sởi chậm mọc: rễ canh châu 30g (hoặc lá 40g) thái mỏng, với 300ml nước sắc uống trong ngày chia làm 3 lần uống.
Ghi chú
Người tỳ vị hư hàn, đại tiện lỏng, không nên dùng.
Bài viết cùng chuyên mục
Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim
Có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục
Lạc tiên: thuốc trị ho
Lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Quả có tác dụng an thần, giảm đau.
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Muồng lá tù: nhuận tràng thông tiện
Muồng lá tù, còn được gọi là đậu ma, với tên khoa học Cassia obtusifolia L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm cả Việt Nam.
Găng gai cong: cây dùng làm giải khát
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.
Dướng, cây thuốc bổ thận
Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Đào lộn hột, cây thuốc chữa chai chân
Cuống quả mà ta quen gọi là quả Điều, thường được dùng ăn tươi, thái thành lát mỏng chấm muối ớt hay mắm tôm để ăn. Nước ép của nó dùng xoa bóp trị đau nhức
Chùa dù: dùng làm thuốc chữa cảm cúm
Trong nhân dân, cây Chùa dù được dùng làm thuốc chữa cảm cúm, sốt, ho, tiểu tiện khó do bị viêm, tiểu tiện ra máu.
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Ngọc diệp: trị sốt cương sữa
Ở Inđônêxia, lá được dùng trị đau họng. Có nơi người ta dùng lá vò ra trong nýớc dừa ðể làm thuốc giảm phù nề.
Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi
Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.
Đậu gió, cây thuốc trị đau bụng
Vỏ và hạt được dùng làm thuốc trị đau bụng, nhất là đau bụng bão, Ở Philippin, Đậu gió được dùng để chữa bệnh tả, sốt, đau dạ dày
Cải xanh: rau lợi tiểu
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp
Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu
Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.
Hoắc hương hoa nhỏ: cây thuốc cầm máu giải độc
Người ta dùng lá giã ra và rịt như thuộc đắp để hàn vết thương và cho chóng lành da, Rễ được dùng làm thuốc chữa xuất huyết.
Bông vàng lá hẹp: làm thuốc sát trùng
Gốc ở Brazil, được nhập trồng làm cảnh ở Cần Thơ, và vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở Trung Quốc, người ta sử dụng cây làm thuốc sát trùng, diệt bọ gậy.
Bưởi chùm: đề kháng chống cảm sốt
Người xứ lạnh ưa ăn loại Bưởi đắng cùng với đường; ở nước ta ít dùng ăn. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch quả như chất đề kháng chống cảm sốt và vết thương.
Chóc roi: dùng trị ho có đờm nhiều
Nhân dân hái làm rau lợn hoặc lấy bẹ muối dưa ăn nên cũng gọi là rau Chóc, Củ được dùng trị ho có đờm nhiều, trị viêm khí quản
Cầu qua nhám: trị đầy hơi và nhai trị sâu răng
Ở Ân Độ, rễ sắc uống trị đầy hơi và nhai trị sâu răng; dây và lá được dùng trị chóng mặt, thiếu mật và nhuận tràng dịu
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận
Hoa tiên to: cây thuốc tán hàn chỉ khái
Thành phần hóa học, Có tinh dầu, Hoa chứa anthocyanosid, Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán hàn chỉ khái, khu đàm trừ phong.
Mã đậu linh: chữa viêm dạ dày ruột
Chữa viêm dạ dày, ruột, đau họng, dùng ngoài chữa vết thương và nhọt độc, Liều dùng 4, 6g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, giã rễ tươi đắp hoặc dùng rễ khô tán bột rắc.
Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu
Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh