- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Cang mai: chữa ho, cảm sốt
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cang mai - Justicia adhatoda L. (Adhatoda vasica Nees), thuộc họ Ô rô - Acanthaceae.
Mô tả
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ cao 2 - 7m. Lá có cuống, hình ngọn giáo nhọn ở gốc, có mũi hay nhọn ở chóp, nguyên, nhẵn ở mặt trên, hơi có lông mịn ở mặt dưới, dài 7 - 25cm, rộng 2,5 - 7cm. Hoa to, thành bông ở ngọn, có cuống dài 3 - 7 cm. Quả nang có lông mềm, dài 6mm, chứa 4 hạt dẹp hình lăng kính.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Justiciae.
Nơi sống và thu hái
Loài của Ân Độ, Trung Quốc... Cây trồng ở Quảng Trị làm cảnh vì có hoa màu trắng có vân đẹp. Ở Lào, người ta cũng trồng gần các đình chùa và các khu dân cư.
Thành phần hóa học
Lá chứa alcaloid vasicin và một lượng ít tinh dầu. Còn có l - peganin (l - vascin). Nếu chiết xuất lá sẽ được một chất lỏng chứa hai base có tính chất giảm co thắt; nếu chiết bằng lôi kéo hơi nước sẽ có một chất diệt giun và diệt cỏ. Người ta còn tách được alcaloid vasicinon có tác dụng làm dãn khí quản như adrenalin. Hạt chứa dầu béo 25,6% gồm có sitosterol và các acid arachidic, behenic, lignoceric, cerotic, oleic và linoleic.
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng khư phong hoạt huyết, tán ứ giảm đau, tiếp xương. Lá và rễ có tính kháng khuẩn đường hô hấp và làm long đờm. Hoa và rễ cũng có tính kháng khuẩn. Dầu từ lá, hoa và rễ có tác dụng chống vi trùng lao.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá và rễ sắc uống dùng trị ho, viêm phế quản mạn tính, hen suyễn, lao phổi. Lá còn được dùng trị thấp khớp và làm thuốc sát trùng. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây để làm thuốc trừ đờm và trị chứng kinh nguyệt quá nhiều của phụ nữ. Ở Thái Lan, lá dùng trị dãn phế quản, phân giải chất nhầy; dùng ngoài để cầm máu vết thương. Rễ được dùng trị bệnh lao và làm thuốc bổ phổi. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa gãy xương, trẹo chân, phong thấp đau nhức khớp, đau eo lưng.
Đơn thuốc
Chữa ho, cảm sốt, sốt rét: Lá hoặc rễ Cang mai sắc uống.
Chữa hen: Hoa và lá sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lá men: thuốc làm men rượu
Người ta cắt các nhánh để lấy lá dùng chế men rượu và trước đây cũng thường dùng xuất sang Trung Quốc.
É lớn đầu bổ, cây thuốc điều hoà và kích thích
Dân gian dùng toàn cây sắc uống chữa cảm sốt ở Philippin, nước sắc rễ dùng trị chứng vô kinh; lá được dùng nấu nước rửa để làm sạch vết thương
Lộc mại lá dài: thuốc nhuận tràng
Loài phân bố ở Ân Độ, Lào, Việt Nam, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc trong rừng thứ sinh, trảng cây bụi hoặc dọc theo khe trũng ở Bắc Thái.
Nhãn chày: chữa tê mỏi nhức xương
Dân gian dùng rễ, lá làm thuốc thông huyết, chữa tê mỏi nhức xương, phù thũng, cũng dùng làm thuốc chữa đái dắt, đái són
Cọc vàng: đắp ngoài chữa ecpet và ngứa
Ở Ấn Độ, người ta lấy nước dịch chảy ra từ vết rạch trên thân cây để đắp ngoài chữa ecpet và ngứa, cây cọng vàng có nhiều công dụng trong đời sống, làm củi đun, gỗ làm cầu, trụ cầu
Bạch cập, cây thuốc cầm máu
Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập. Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn
Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt
Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,
Kim cang lá thuôn, thuốc trị bệnh tê thấp
Ở Ân độ, người ta dùng rễ tươi lấy dịch để điều trị bệnh tê thấp và dùng bã đắp lên các phần đau
Đinh hương, cây thuốc sát trùng
Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm
Cách cỏ, trị bò cạp và rắn cắn
Rễ được dùng ở Ân Độ làm một chế phẩm trị tê thấp; cây được dùng làm thuốc trị bò cạp và rắn cắn. Có người dùng rễ trị suyễn, cúm, ho khan
Mạc ca răng, uống cầm ỉa chảy
Quả thường được dùng ăn ở Campuchia, nhưng ít được ưa chuộng. Ở Ân Độ, rễ dùng nấu hay sắc uống để cầm ỉa chảy, ở Campuchia dùng hãm làm thức uống khai vị
Bâng khuâng, cây thuốc giải độc
Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt
Nấm bọc, tác dụng thanh phế
Thường mọc hoại sinh trên đất vườn, bãi cỏ, bờ đê, bờ ruộng, gặp nhiều vào lúc trời vừa mưa xong, hoặc lúc ẩm và nóng, đặc biệt là vào tháng 5 tới tháng 8
Cói dùi bấc: cây thuốc nam
Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc
Duối rừng, cây thuốc cầm máu
Ở Vân Nam Trung Quốc, vỏ cây được dùng trị xuất huyết đường tiêu hoá và đau dạ dày, dùng ngoài trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, đòn ngã tổn thương
Đậu tắc, cây thuốc chữa đau ngực
Nói chung khi ăn hạt, quả đậu tắc, thì nên luộc bỏ nước trước khi dùng. Hạt dùng làm tương, làm nhân bánh hay thức ăn cho vật nuôi
Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí
Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp
Cần dại: trị phong thấp
Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.
Hồng nhiều hoa: cây thuốc chữa phong thấp nhức mỏi
Quả già thường được chữa phong thấp nhức mỏi, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, Ở Ân Độ, quả dùng đắp các vết loét, vết thương.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Ngấy tía: dùng trị thổ huyết
Cây có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng tán ứ, chỉ thống, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp.
Cóc kèn Balansa: chữa bệnh gan và vàng da
Cây gỗ nhỏ, cao đến 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông, lá to, lá chét xoan rộng, dài đến 16cm, rộng 8cm, không lông, gân phụ 5 đến 6 cặp, cuống phụ đến 1cm
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Cỏ bông: dùng sắc nước uống lợi tiểu
Cỏ sống hàng năm, thân cao 15 đến 45cm, thành bụi dày thường mảnh, lá hẹp, hình dải dài 2,5 đến 7,5cm, nhẵn, mép ráp bẹ lá nhẵn, họng có lông dài, lưỡi bẹ có dạng một vòng lông mi
Gối hạc đen: cây thuốc trị thấp khớp tê bại
Thường được dùng như Gối hạc trị thấp khớp tê bại, bán thân bất toại, Cũng dùng trị ỉa chảy, kiết lỵ, trẻ em cam tích, đậu sởi và phụ nữ rong kinh.