Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

2018-05-07 11:13 AM
Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cần thăng - Limonia acidissima L. (Feronia limonia (L.) Swingle. F. elephantum Correa), thuộc họ Cam -Rutaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ, cao tới 12m, thường có gai chắc, dài 1cm. Lá kép lông chim lẻ, có 2 - 3 đôi lá chét mọc đối, gần như không cuống, nhẵn, dạng màng hay hơi dài, có điểm tuyến thơm; lá chét cuối hình trứng ngược, dài tới 4cm; cuống lá có cánh. Hoa trắng kem, xanh lục hay hơi hồng tía, thành chùm đơn ở kẽ lá, ngắn hơn lá. Quả dạng quả mọng, gần hình cầu, đường kính 7 - 8cm có vỏ dày, màu trắng hay hơi xám, bao bởi vỏ quả ngoài màu xanh, hoá gỗ, có thịt màu hồng xám; hạt nhiều, thuôn dẹp, dài 5 - 6mm, có lông.

Hoa tháng 2 - 3, quả tháng 10 - 11.

Bộ phận dùng

Quả, vỏ thân, gai và lá - Fructus, Cortex, Spina et Folium Limoniae Acidissimae.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc khá phổ biến ở nước ta cũng như nhiều nước ở châu Á: Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia. Ở nước ta, cây cũng được trồng để lấy quả. Ở Campuchia, thường trồng để nuôi cánh kiến. Ta có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm.

Thành phần hóa học

Thịt quả chiếm 1/3 thể tích của quả; quả non chứa 3 - 5% pectin. Trong 100g phần thịt ăn được có nước 74g, protid 8g, lipid 1,5g, carbohydrat 7,5g và tro 5g. Trong 100g phần ăn được của hạt có nước 4g, protid 20g, lipid 27g, carbohydrat 35g và tro 5g.

Thịt quả để khô chứa 15% acid citric và một lượng nhỏ K, Ca và muối Fe. Lá chứa 0,7% tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi; lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả chín ăn được và được sử dụng nhiều ở Ân Độ, ở Campuchia. Khi nấu chín, có mùi thơm của dâu tây nhưng vì có vị chát nên khi ăn thường phải cho thêm đường. Dịch của thịt quả có tác dụng kích thích sự ngon miệng, giúp tiêu hoá tốt; cũng dùng chống tiết nước bọt và giúp trị mụn nhọt ở miệng. Người ta cho rằng nó có tính chất làm chắc lợi răng. Vỏ thân (và cả thịt quả) dùng riêng hay phối hợp với vỏ cây Lộc vừng (chiếc) giã ra đắp ngoài da làm thuốc trị các vết cắn, vết đốt của côn trùng và bò sát độc; còn dùng trong trường hợp rối loạn gan do thiểu năng mật, buồn nôn. Gai (và cả vỏ nghiền ra hãm uống được dùng làm thuốc cầm máu trong chứng băng huyết. Lá có mùi của Hồi, vị thơm, dùng nấu nước uống làm lợi tiêu hoá và gây trung tiện. Trong dân gian, người ta còn dùng lá tươi giã đắp làm mát mắt trị đau mắt đỏ. Thân cây khi chích sẽ cho một chất nhựa hơi trong màu vàng hay nâu; ở Ân Độ, người ta dùng nó thay gôm arabic và là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

Bài viết cùng chuyên mục

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Muỗm: dùng chữa đau răng

Muỗm (Xoài hôi), tên khoa học Mangifera foetida Lour. là một loại cây thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mặc dù có tên gọi "xoài hôi", nhưng quả muỗm lại có hương vị rất đặc trưng, được nhiều người yêu thích.

Coca: sử dụng như chất gây tê cục bộ

Người ta chế ra chlorhydrat cocain dùng làm thuốc, trong một thời gian dài, người ta sử dụng cocain như chất gây tê cục bộ trong nhãn khoa, trong khoa tai mũi họng

Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản

Địa hoàng: cây thuốc chữa huyết hư

Sinh địa dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, động thai; bệnh thương hàn.

Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Lan vẩy rắn: thuốc nhuận phế hoá đàm

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng nhuận phế hoá đàm, chỉ khái bình suyễn, tư âm bổ thận, ích vị sinh tân.

Húng lũi, thuốc lợi tiêu hoá

Dùng hãm uống làm thuốc lợi tiêu hoá, Cũng dùng ngoài giã đắp làm thuốc sát trùng, chữa vết thương chữa sưng vú

Găng trắng, cây thuốc trị đái dắt

Quả chứa saponin, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá dùng giải nhiệt, chữa đái vàng, đái dắt, sôi bụng

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Mâm xôi: bổ can thận

Mâm xôi, đùm đùm là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Quả mâm xôi có vị chua ngọt, thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học.

Ba gạc Cuba, cây thuốc chữa sốt rét

Dạng cao chiết thô từ vỏ rễ R tetraphylla di thực vào Việt Nam có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt và kéo dài, ngoài ra còn có tác dụng an thần, thu nhỏ đồng tử

Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy

Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.

Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích

Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm.

Bứa mủ vàng, làm thuốc chống bệnh scorbut

Lá, thân, mủ có vị đắng, chua, tính mát; có tác dụng sát trùng. Quả giải nhiệt, lợi mật, làm dịu và làm nhầy

Hồng xiêm: cây thuốc trị táo bón

Quả chín ăn trị táo bón làm cho hoạt trường dễ đi tiêu, mỗi lần ăn 3, 4 quả, Vỏ cây, quả xanh dùng trị ỉa chảy, đi tả, trị sốt rét.

Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan

Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Đuôi công hoa trắng, cây thuốc khu phong trừ thấp

Rễ có vị đắng, chát và gây nôn, Lá cay, có độc, Có tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ tiêu sưng; còn có thể thư cân hoạt huyết, làm sáng mắt

Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống

Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.

Lan gấm đất cao, thuốc trừ ho

Vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khư phong trấn kinh, trừ ho chặn suyễn, tiêu thũng lợi niệu, khư phong thấp

Năng ngọt, thuốc tiêu đờm

Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng

Kinh giới: thuốc làm ra mồ hôi

Kinh giới là một loại cây thảo, thân vuông, mọc thẳng, cao khoảng 30-50 cm. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc hình trứng, mép lá có răng cưa.