Cần tây: chữa suy nhược cơ thể

2018-05-07 11:12 AM

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cần tây, Rau cần tây - Apium graveolens L., thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Mô tả

Cây thảo sống 1 - 2 năm có thân mọc đứng, cao khoảng 1m, có rãnh dọc. Lá ở gốc có cuống, xẻ ba thuỳ hình tam giác, các lá giữa và lá ở ngọn không có cuống, cũng chia ba thuỳ, xẻ 3 hoặc không chia thuỳ. Hoa màu trắng hay xanh lục, xếp thành tán.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Apii.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở bờ biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được trồng từ lâu đời ở các nước phương Tây, và được nhập vào nước ta trồng làm rau ăn.

Thành phần hóa học

Rau cần tây chứa các vitamin A, B và C; các chất khoáng và kim loại, các acid, amin và tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong cây khoảng 1%, trong hạt là 3%. Thành phần chính là limonen d, alhydrid sedanonic. Tinh dầu có mùi dịu mát nhưng không bền.

Tính vị, tác dụng

Rau cầu tây có vị chát, mùi nồng, có tính chất lọc máu, điều hoà huyết, làm bớt béo, khai vị, bổ thần kinh và bổ chung, cung cấp chất khoáng, chống hoại huyết, lợi tiêu hoá, kích thích tuyến thượng thận, giải nhiệt, chống lỵ, lợi tiểu, điều khí và dẫn mật, chống thấp khớp và kháng khuẩn; còn có tác dụng làm liền sẹo.

Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt, ngừng ho, giúp tiêu hoá, lợi tiểu và hạ huyết áp.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cần tây thường được chỉ dẫn dùng uống trong chữa suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, trị suy thượng thận, tiêu hoá kém, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất khoáng chất. (Ho lao) tràng nhạc, sốt gián cách, thấp khớp thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận, bệnh về phổi, đau gan vàng da, chứng béo ph́, thừa máu. Dùng ngoài trị vết thương, mụn nhọt, ung thư, nứt, nẻ.

Cách dùng

Thường dùng ăn sống, xào, nấu chín (dễ tiêu hoá hơn), chiết dịch cây hoặc dùng nước hãm hoặc nước sắc lá. Để dùng ngoài, có thể lấy dịch của lá làm nước súc miệng, rửa miệng hoặc dùng bôi đắp trị bệnh ngoài da. Nước sắc thân hay củ dùng ngâm chân chữa nứt nẻ.

Bài viết cùng chuyên mục

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi

Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.

Ngấy nhiều lá bắc: thanh nhiệt lợi thấp

Quả ăn được, có vị của Ngấy dâu. Lá pha nước uống. Rễ được dùng ở Trung Quốc để chữa: cảm mạo phát nhiệt, viêm ruột, lỵ, trĩ, khạc ra máu, chảy máu mũi, phong thấp đau xương, gãy xương.

Nghể thường: chữa đau ruột

Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc uống chữa đau ruột và cây được dùng tán bột uống chữa viêm phổi

Cói dùi Wallich: cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu

Loài của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ân Độ và Việt Nam, Ở nước ta, thường gặp trên đất lầy từ Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình tới Thừa Thiên Huế

Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp

Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin

Bung lai, thanh thử tiêu thực

Tính vị, tác dụng Lá có vị nhạt, hơi chua, tính bình; có tác dụng thanh thử, tiêu thực, thu liễm chỉ tả, hoá đàm

Nấm mối: tác dụng ích vị

Người ta thường xào lên rồi nấu canh hoặc chiên với trứng rồi chấm với nước tương hoặc nước mắm tỏi ớt, hoặc nấu với thịt gà làm canh ăn đều ngon.

Lê, thuốc trị lỵ

Cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở vùng núi cao miền Bắc Việt Nam, tại Cao Bằng, Lạng Sơn ở độ cao 1000m, Cây trồng để lấy quả ăn. Quả khô dùng làm thuốc trị lỵ

Cần thăng: lợi tiêu hoá và kích thích

Quả, vỏ Cần thăng có vị đắng, hôi, lá có mùi thơm, tính mát, không độc. Có tác dụng giải nhiệt, làm se, lợi tiêu hoá và kích thích

Khoai nước, thuốc diệt ký sinh trùng

Dùng ngoài giã nhỏ trộn với dầu dừa xoa đắp diệt ký sinh trùng và trị ghẻ, Lá giã đắp trị rắn cắn, ong đốt và mụn nhọt

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng

Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Ô liu: lợi mật và nhuận tràng

Dầu Ôliu dược dụng được sử dụng do các tính chất lợi mật và hơi nhuận tràng, dùng ngoài để làm thuốc dịu, giảm đau để trị một số bệnh ngoài da.

Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu

Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.

Cà muối: chữa tê thấp

Cây gỗ nhỏ, cao tới 10m, vỏ màu nâu xám; cành nhỏ, có lông mềm. Lá kép lông chim lẻ, cuống dài 8 - 25cm, mang 9 - 13 lá chét, mọc đối; phiến lá chét hình ống dài đến bầu dục.

Dương cam cúc, cây thuốc chữa rối loạn tiêu hóa

Thường được dùng trong chữa các rối loạn của dạ dày, kèm theo đau, chữa trướng bụng, khó tiêu hoá, trị ỉa chảy và buồn nôn

Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu

Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa

Mâu linh: chống co giật

Cây thảo bò, không lông, thân hình trụ, nâu. Lá ở phía dưới có phiến hình tim, các lá trên hình xoan, bầu dục, gốc hơi bất xứng dài 5,5cm, rộng 4,5cm, gân phụ 2 cặp, một đi từ gốc.

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Muồng lá ngắn, cây thuốc

Loài phân bố ở Đông Nam Á châu. Có ở Trung Quốc, Ân Độ, Mianma, khá phổ biến ở các nước Đông dương. Thường gặp trong các savan và rừng thưa

Chẹo: lá có độc đối với cá

Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Kontum

Gùi da, cây thuốc trị bệnh lậu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Quả ăn được, có thể là do áo hạt, Rễ đun sôi làm thành thuốc uống trị bệnh lậu

Mai cánh lõm: dùng nhuộm răng đen

Ở Campuchia khi hơ cây vào lửa có nhựa chảy ra, dùng nhựa này đặt vào chỗ răng đau, Việt Nam, thân cây đốt thành tro được dùng nhuộm răng đen.