- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cam thảo: giải độc nhuận phế
Cam thảo: giải độc nhuận phế
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cam thảo - Glycyrrhiza uralensis Fisch., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả
Cây thảo sống lâu năm, cao 30 - 100cm. Rễ dài có màu vàng nhạt. Thân có lông mềm, ngắn. Lá mọc so le, kép lông chim lẻ, gồm 9 - 17 lá chét hình trứng có mép nguyên. Cụm hoa chùm ở nách lá; hoa tương đối nhỏ, màu tím nhạt. Quả đậu cong hình lưỡi liềm, dài 3 - 4cm, rộng 6 - 8mm, màu nâu đen, có lông dày, chứa 2 - 8 hạt nhỏ dẹt, màu nâu bóng.
Loài Cam thảo nhẵn - Glycyrrhiza glabra L. cũng thường được sử dụng. Cây cao 1 - 1,5m, cũng có rễ dài màu vàng nhạt. Lá kép lông chim lẻ có lá chét nguyên, hình trái xoan tù. Hoa nhỏ màu lơ tím sáng, họp thành chùm dài mọc đứng. Quả đậu thuôn, dẹp, thẳng hoặc hơi cong, không lông, nhỏ hơn loài trên và chỉ chứa 2 - 4 hạt tròn.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Glycyrrhizae, thường gọi là Cam thảo.
Nơi sống và thu hái
Cây của miền Âu á ôn đới, phân bố chủ yếu ở Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Apganistan, Iran... Ta nhập giống từ Trung Quốc và Nga, đem về trồng thử nghiệm ở Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Nội, Hải Hưng nhưng chưa phát triển được rộng rãi. Ở nước ta, Cam thảo trồng được 3 năm thì ra hoa, nhưng tỷ lệ kết quả thấp. Đến 5 năm tuổi, cây ra hoa nhiều và kết quả cao hơn. Thường thì mùa hoa tháng 6 - 7, mùa quả tháng 8 - 9. Người ta thu hoạch Cam thảo vào khoảng năm thứ năm; thường thu vào mùa đông khi cây tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Chải sạch đất bằng bàn chải. Phân loại to, nhỏ và phơi khô. Khi khô được 50%, bó thành bó và sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Thường dùng dưới dạng Sinh thảo, Chích thảo, bột Cam thảo:
Sinh thảo: Rửa sạch nhanh, đồ mềm, thái thành phiến mỏng 2mm khi còn nóng; nếu không kịp thái thì nhúng ngay vào nước lã, ủ mềm để khi thái được dễ dàng. Sau đó sấy hoặc phơi khô.
Chích thảo: Sau khi sấy khô, đem tẩm mật (cứ 1kg cam thảo phiến, dùng 200g mật, pha thêm 200ml nước đun sôi) tẩm rồi sao vàng thơm.
Nếu dùng ít, có thể cắt khúc 5-10cm, cuộn vài lần giấy bản, nhúng qua nước cho đủ ướt, vùi vào tro nóng, khi thấy giấy khô hơi sém thì bỏ giấy, thái lát mỏng.
Bột Cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, thái miếng tròn, sấy khô, tán thành bột mịn vừa. Bảo quản trong thùng kín, để nơi khô ráo.
Thành phần hóa học
Rễ của Cảm thảo - G. uralensis chứa glucid 4,7 - 10,97%, tinh bột 4,17 - 5,92%. Hoạt chất thuộc nhóm sapanosid là glycyrrhizin; thuộc nhóm flavonoid là liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neo-liquiritin, neoisoliquiritin, licurazid. Rễ Cam thảo nhẵn- G. glabra chứa 20 - 25% tinh bột, 3 - 10% glucose và saccharose, các cumarin, triterpen và các sterol. Dược liệu chứa các hoạt chất saponosid và flavonoid. Thuộc nhóm saponosid, có hoạt chất ngọt là glycyrrhizin, acid liquiritic..; thuộc nhóm các flavonoid có liquiritin, isoliquiritin, liquiritingenin, isoliquiritigenin, licurasid và các hợp chất oestrogen có nhân sterol.
Tính vị, tác dụng
Cam thảo có vị ngọt, tính bình. Sinh thảo có tác dụng giải độc, tả hoả; cam thảo tẩm mật sao vàng (chích thảo) tính ấm, có tác dụng bổ (ôn trung) nhuận phế, điều hoà các vị thuốc. Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho, tác dụng giải co thắt cơ trơn, gây tăng tiết dịch vị của histamin, tăng bài tiết mật, chống viêm và chống dị ứng, tác dụng oestrogen, tác dụng giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Sinh thảo được dùng chữa cảm, ho, mất tiếng, viêm họng, mụn nhọt, đau dạ dày, ỉa chảy, ngộ độc. Chích thảo dùng chữa tỳ vị hư nhược, ỉa chảy, thân thể mệt mỏi, kém ăn, khát nước do vị hư, ho do phế hư. Ngày dùng 4 - 20g dạng thuốc bột, thuốc hãm, nước nấu và cao mềm. Cam thảo còn được dùng trong Đông y chữa loét dạ dày, ruột, có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ, giảm tiết acid chlorhydric, chữa bệnh Addison... Còn dùng làm tá dược thuốc viên, thuốc ho, thuốc giải độc. Cam thảo còn được sử dụng làm chất thơm trong các hỗn hợp thuốc xông, làm thuốc chống co thắt trong các nước uống nhuận tràng; còn dùng để chế nước chiết tinh hay khô, dùng trong mỹ phẩm, dùng chế nước uống giải khát, làm mứt kẹo, tẩm thuốc lá.
Đơn thuốc
Chữa ho lao, ho lâu ngày; dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 - 4 lần (Nam dược thần hiệu).
Loét dạ dày; dùng cao Cam thảo 2 phần, nước cất 1 phần hoà tan. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 th́a cà phê. Không uống liên tục quá 3 tuần lễ.
Chữa tâm phế suy nhược, khó thở, mệt xỉu, mạch nhỏ yếu (huyết áp thấp hay hạ đường huyết); dùng Cam thảo 12g, Đương quy 10g, Nhị sâm 8g, tán bột uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 -4 lần, hay sắc uống lúc nguy cấp.
Chữa mụn nhọt, ngộ độc; dùng cao mềm Cam thảo, ngày uống 1-2 thìa cà phê.
Ghi chú
Người tỳ vị nhiệt, bụng đầy trướng, nôn mửa, người huyết áp thấp, người bệnh đái đường không nên dùng. Không dùng với Đại kích, Nguyên hoa, Cam toại, Hải tảo.
Bài viết cùng chuyên mục
Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương
Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương
Nho: trị thận hư đau lưng
Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.
Cò ke quả có lông: cây thuốc trị đau dạ dày
Loài của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Ở nước ta cây mọc trong rừng thứ sinh vùng trung du miền Bắc qua Quảng Nam Đà Nẵng tới Đồng Nai
Dung đắng: cây thuốc chữa cảm lạnh
Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, thường không quá cao, thân cây có vỏ màu xám, lá hình bầu dục hoặc thuôn, mép lá có răng cưa hoặc nguyên, mặt trên lá thường bóng.
Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày
Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.
Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ
Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc
Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại
Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.
Măng tây, thuốc trị thấp khớp, thống phong
Rễ cây có vị đắng, hơi cay, tính hơi ấm, có tác dụng nhuận phế trấn khái, khư đàm, sát trùng Măng có tác dụng làm dịu sự kích thích, lợi tiểu, nhuận tràng, trợ tim, làm dịu, bổ và kích dục
Lá ngón, cây thuốc độc
Vị đắng, cay tính nóng rất độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa
Địa tiền, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, lở chân, bệnh nấm ngoài da, Thường dùng ngoài giã tươi xoa đắp hay tán bột rắc
Mấm núi: thuốc bổ và lợi tiêu hoá
Mấm núi, hay còn gọi là lá ngạnh, là một loài cây thuộc họ Màn màn (Capparaceae). Cây mấm núi có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư
Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt
Khế: thuốc trị ho đau họng
Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.
Khô mộc: thuốc chữa khản tiếng
Ở nhiều địa phương, nhân dân biết sử dụng cây này làm thuốc chữa khản tiếng, viêm họng, ho, Chỉ cần ngậm giập một lá với ít muối, nuốt lấy nước rồi nhả bã đi.
Nhàu: được dùng chữa cao huyết áp
Rễ cây được xem như có tác dụng nhuận tràng nhẹ và lâu dài, lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm, hạ huyết áp.
Cỏ bướm trắng: đắp vết thương và nhọt
Ở Ấn Độ và Malaixia, cây được giã nát, dùng riêng hoặc lẫn với bột gạo, để đắp vết thương và nhọt ở đùi và đắp chữa tích dịch phù trướng
Lục thảo thưa, thanh nhiệt giải độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi tới châu Úc, Thu hái toàn cây vào mùa hè thu
Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét
Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.
Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt
Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Chùm hôi trắng: dùng để trị lỵ ỉa chảy
Người ta dùng ăn sáng để trị lỵ, nghiền nát ra và đắp ngoài để trị phát ban da; dùng sắc với rượu bia đắng lấy nước như là thuốc hạ sốt và dùng trị rắn cắn
Ớt làn lá to: sử dụng làm thuốc bổ lợi sữa cầm máu
Nhựa mủ dùng cầm máu đỉa cắn, thân cây được sử dụng làm thuốc bổ, lợi sữa, cầm máu, ngày uống 6 đến 12 g tán bột hoặc nấu cao uống
Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc
Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn
Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt
Lan xương cá: thuốc chữa viêm họng
Loài của Ân Độ, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaixia, Philippin, Inđônêxia. Ở nước ta thường thấy bám trên cây chè, cà phê.
Muồng trâu, dùng chữa táo bón
Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở