Cam thảo đất: bổ tỳ nhuận phế

2018-05-05 11:56 AM

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cam thảo đất, Cam thảo nam - Scoparia dulcis L., thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30 - 80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt.

Ra hoa quả vào tháng 5 - 7.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Scopariae.

Nơi sống và thu hái

Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần.

Thành phần hóa học

Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen.

Vỏ rễ chứa hexcoxinol,b-sitosterol và (+) manitol.

Tính vị, tác dụng

Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.

Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường - huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cũng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị:

Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm;

Lỵ trực tràng;

Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Liều dùng 8 - 12g khô hoặc 20 - 40g tươi, dạng thuốc sắc. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema.

Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành.

Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.

Đơn thuốc

Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.

Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.

Bài viết cùng chuyên mục

Keo tuyến to: cây thuốc độc

Keo tuyến to là một loại cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), có tên khoa học là Acacia mangium. Loại cây này thường được trồng để lấy gỗ và làm nguyên liệu giấy.

Nhài thon: trị đau nhức khớp thắt lưng

Nhài thon là một loài cây thuộc họ Ô liu, được biết đến với hương thơm đặc trưng và vẻ đẹp thanh lịch. Loài cây này không chỉ được trồng làm cảnh mà còn có nhiều ứng dụng trong y học và ẩm thực.

Bông vàng, uống làm thuốc tẩy

Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì

Lòng trứng, thanh nhiệt giải độc

Lá có vị nhạt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau, làm se, cầm máu, trừ phong, Quả có vị cay, tính ấm, Vỏ cây có vị đắng

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Chong: làm thuốc trị đau bụng

Quả ăn được. Rễ được làm thuốc trị đau bụng Đồng Nai, Vỏ cây được dùng ở Nam Trung Bộ thay chay để ăn với trầu

Lấu bà: thuốc chữa băng huyết

Cây nhỡ cao đến 4m; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông ngắn nâu đỏ. Lá có phiến bầu dục to, dài 15 đến 21cm, mặt dưới có lông dày ở gân; cuống dài 1,3cm.

Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang

Nóng: cây thuốc trị viêm gan mạn tính

Cây có hình dáng khá đặc biệt với lá to bản và hoa nhỏ xinh xắn. Trong y học cổ truyền, cây Nóng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Quyết lông nhọn: cây được dùng trị bỏng

Vị hơi đắng, chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, kiện tỳ, giải độc, trấn kinh, cũng được dùng trị bỏng, trẻ em cam tích, lỵ, chó dại cắn

Cải rừng lá kích: thuốc hạ nhiệt

Cải rừng lá kích (Viola betonicaefolia) còn được gọi là Cây lưỡi cày, thuộc họ Hoa tím (Violaceae). Đây là một cây thảo sống nhiều năm, có nguồn gốc từ vùng núi Việt Nam, Lào, Nam Trung Quốc và Châu Úc.

Chùm rụm: sắc uống dùng chữa ho ra máu

Loài của Việt Nam và Campuchia, cây chỉ gặp ở Khánh Hoà Kontum, dân gian ở Kontum dùng lá Chùm rum cùng lá Sung sắc uống dùng chữa ho ra máu

Gối hạc nhăn, cây thuốc chữa vết thương

Ở nước ta, loài này chỉ gặp ở Đồng Nai, Còn phân bố ở Ân Độ, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Ân Độ, lá được dùng giã đắp lên các vết thương

Chành ràng: dùng chữa thống phong và thấp khớp

Lá hãm uống dùng trị sốt. Còn dùng chữa thống phong và thấp khớp, trị các vết thương sưng phù và bỏng. Vỏ gỗ nấu nước tắm và chườm nóng làm se

Đuôi chuột, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Trong cây có một chất glucosidic, Tính vị, tác dụng, Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu

Đơn trắng, cây thuốc cầm ỉa chảy và lỵ

Được dùng chữa thận suy, lưng xương đau mỏi, yếu gân, điều hoà kinh nguyệt, lại trị bạch đới, lỵ, Cũng dùng làm cho mát mẻ bào thai và giải nóng ho

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Mán đỉa: tắm trị ghẻ

Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.

Kim ngân dại: thuốc hạ nhiệt

Hoa cũng được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, thông tiểu tiện. Một số nơi cũng dùng lá Kim ngân dại nấu nước uống thay trà.

Bàn tay ma, cây thuốc chữa thấp khớp

Đồng bào Dao dùng cây chữa bệnh thấp khớp, nấu nước tắm cho phụ nữ sau khi sinh đẻ cho khoẻ người và chống đau nhức

Mít tố nữ, hạ huyết áp

Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ

Đinh công, cây thuốc tiêu sưng giảm đau

Vị cay, tính ấm, có độc, có tác dụng khu phong thắng thấp, dãn gân hoạt lạc, tiêu sưng giảm đau

Nhãn mọi cánh: làm thuốc trị ỉa chảy và lỵ

Cây gỗ lớn cao tới 25m; nhánh có lông xám. Lá kép lông chim lẻ, có cuống chung có lông mịn, gần như có cánh ở gốc.