Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu

2018-05-03 08:43 PM

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cam hay Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osheck (C. aurantium L. var. dulcis L.), thuộc họ Cam -Rutaceae.

Mô tả

Cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5 - 10cm, rộng 2,5 - 5cm, mép có răng thua; cuống hơi có cánh, rộng 4 - 10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2 - 6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5 - 2cm; nhị 20 - 30 cái dính nhau thành 4 - 5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5--8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3 - 5mm, khó bóc;

Cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng.

Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1 - 2, có quả vào tháng 10 - 12.

Bộ phận dùng

Quả, kể cả dịch quả và vỏ quả; hoa - Fructus et Flos Citri Sinensis. Lá và vỏ cây cũng được dùng. Ở Trung Quốc, người ta dùng quả chưa chín của Cam chanh cũng như quả xanh của cây Toan chanh - Citrus aurantium L., làm thuốc gọi là Chỉ thực - Fructus Aurantii Immaturus.

Nơi sống và thu hái

Cây của Á châu nhiệt đới được trồng rộng rãi khắp nước ta để lấy quả ăn. Người ta đã tạo được những giống lai giữa cam và quýt, cam và bưởi. Các tác giả Bách khoa Nông nghiệp cho biết ở nước ta có những giống cam nổi tiếng.

Cam Xã Đoài: Cây tương đối cao, ít cành lá (cành quả). Quả ngon, thơm, trồng ở Xã Đoài, xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An rồi lan ra cả vùng đất nhẹ huyện Nghi Lộc.

Cam ở miền Nam: Vỏ nhiều khi vẫn xanh, cây rải vụ (vụ thu hoạch kéo dài).

Cam Động đình: Cây to, lá xanh nhạt, tai lá to; quả to, màu đỏ tía, nhiều nước, hơi chua, dễ trồng, có sức chống chịu, là giống lai giữa Cam và Bưởi. Hiện trồng ở tỉnh Hải Hưng.

Cam đường: Gần với Quýt hơn Cam. Cây cao 2 - 3m, tán rộng, nhiều cành lá, lá không có tai. Quả trung bình 100g, vỏ mỏng, màu vàng đỏ hay đỏ sẫm, dễ bóc, múi dễ chia. Có ba loại hình chính là Cam giấy với các giống Cam Canh (Hà Nội), Cam Đồng dụ (Hải Phòng), Cam Ngọc cục và Cam Hành Thiện (Nam Hà); Cam Bù, Cam Chua, dễ trồng sai quả, vị hơi chua, phổ biến ở Hương Sơn (Hà Tĩnh), Tuyên Hoá (Quảng Bình); Cam voi, quả to 300 - 350g lai giữa Cam bù và Bưởi, trồng ở Tuyên hoá (Quảng Bình).

Cam sành: Cây cao 2 - 3m, phân cành thấp, lá có tai nhỏ, quả sần sùi, vỏ dày, khi chín màu vàng hay đỏ sẫm, vỏ dễ bóc, ruột đỏ, vị ngọt, hơi chua. Giống phổ biến là Cam Bố Hạ, trồng ở vùng bãi phù sa Hà Bắc trên đất thoát nước; quả dẹt, nặng trung bình 200 - 250g, màu vàng đỏ đẹp, chín vào tháng 11 – 12 - 1 năm sau, dịp Tết Nguyên đán, Cam sành có tên là Citrus nobilis Lour. với quả có vỏ sần sùi mịn, khi chín màu vàng đỏ, tuy dày nhưng dễ bóc, hột có màu nâu lục. Quýt trước đây vẫn được xem là một thứ trong Cam sành.

Còn những loại Cam gần với Chanh có vỏ mỏng hơn nhưng khó bóc, khi chín màu vàng. Ở nước ta có Cam gần như quanh năm nên có thể dùng quả tươi.

Người ta cũng thường thu hái quả non rụng ở gốc cây làm chỉ thực.

Thành phần hóa học

Trong Cam tươi có nước 87,5%, protid 0,9%, glucid 8,4%, acid hữu cơ 1,3%, cellulose 1,6%, calcium 34mg%, sắt 23mg%, caroten 0,4mg%, vitamin C 40mg%. Quả là nguồn vitamin C, có thể tới 150mg trong 100g dịch, hoặc 200-300 mg trong 100g vỏ khô.

Trong lá và vỏ quả xanh có l -stachydrin, hesperdin, aurantin, acid aurantinic, tinh dầu Cam rụng (petitgrain). Hoa chứa tinh dầu Cam (neroli) có limonen, linalol, geraniol. Vỏ quả chứa tinh dầu mà thành phần chính là d-limonen (90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl -terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic.

Tính vị, tác dụng

Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Vỏ quả Cam có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng tiêu đờm, thông khí trệ, giúp tiêu hoá. Vỏ cây Cam vị ngọt, hơi the, tính mát; có tác dụng hạ khí đầy, điều hoà tỳ vị. Ở Ẩn Độ, quả được xem như có tác dụng khử lọc, và vỏ có tác dụng trung tiện và bổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả Cam đường dùng để ăn có nhiều tác dụng; lại được dùng làm thuốc giải nhiệt trị sốt, điều trị chứng xuất tiết và giúp ăn ngon miệng. Ở Ẩn Độ, dịch quả cũng được dùng trong bệnh đau về mật và ỉa chảy ra máu. Vỏ quả Cam có thể dùng thay vỏ quýt nhưng tác dụng kém hơn, làm thuốc kích thích tiêu hoá, chữa đau bụng, đầy bụng, ợ chua, đi ngoài. Ta còn dùng vỏ Cam chữa bệnh sau khi đẻ bị phù. Vỏ tươi dùng xát vào mặt làm thuốc điều trị mụn trứng cá. Lá Cam dùng chữa tai chảy nước vàng hay máu mủ. Hoa Cam thường dùng cất tinh dầu và nước cất hoa Cam dùng pha chế thuốc. Chỉ ăn toàn Cam trong ba ngày liền có tác dụng như uống một liều thuốc tẩy độc rất tốt. Uống nước vỏ Cam nấu chín có tác dụng kích thích nội tiết nước mật, làm tăng nhu động ruột, chống bệnh táo bón.

Đơn thuốc

1. Sau khi đẻ bị phù: Dùng 20g vỏ cây Cam sắc uống hoặc phối hợp với vỏ Bưởi và vỏ Chân chim, mỗi vị 12g, cùng sắc.

2. Tai chảy mủ: Dùng 7 lá Cam non giã với ít nước, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai, để một chốc rồi quấn bông chùi sạch, làm mỗi ngày vài lần sẽ khỏi.

Bài viết cùng chuyên mục

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Fovepta, ngăn ngừa nhiễm virus viêm gan B

Liều vắc xin đầu tiên nên được tiêm cùng ngày với immunoglobulin người kháng viêm gan B, tiêm vào 2 vị trí khác nhau. Ở những bệnh nhân không có biểu hiện đáp ứng miễn dịch

Lạc nồm mò: thuốc chữa ỉa chảy

Quả ngọt có vị thơm ăn được. Đồng bào dân tộc Dao dùng thân dây sắc nước làm thuốc uống bổ, có khi còn dùng chữa ỉa chảy.

Muỗm leo, chữa bệnh eczema

Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình

Bần, cây thuốc tiêu viêm

Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở dùng làm nút chai; cành làm cần câu và làm củi đun

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Ba bông: cây thuốc chữa khô da

Ba bông (cỏ mao vĩ đỏ), hay còn gọi là Aerva sanguinolenta, là một loại cây thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Cây có hình dáng đặc trưng với thân và nhánh mềm mại, thường mọc lan rộng.

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Hướng dương dại: thuốc trị ghẻ

Hướng dương dại, hay còn gọi là các loài hoa trong họ Cúc (Asteraceae) có hình dáng tương tự hoa hướng dương nhưng mọc hoang dã, thường được sử dụng trong y học dân gian để điều trị một số bệnh.

Kim vàng, thuốc chữa rắn cắn

Chỉ mới được dùng trong dân gian làm thuốc chữa rắn cắn, cắt cơn suyễn, cảm cúm, ho, thổ huyết, băng huyết, đau nhức răng, tê bại nhức mỏi, bong gân

Quán chúng: dùng trị cảm mạo phát sốt

Được dùng trị cảm mạo phát sốt, huyết áp cao, chóng mặt đau đầu, kiết lỵ, mụn nhọt, xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, dao chém chảy máu, trục giun, nạo thai băng huyết, sản hậu xuất huyết

Bạch cổ đinh: cây thuốc chữa rắn cắn

Ở Ân Độ, người ta dùng toàn cây uống trong và đắp ngoài, làm thuốc chữa vết độc do rắn cắn và các loài bò sát khác cắn.

Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho

Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị

Cỏ may: cây thuốc chữa da vàng, mắt vàng

Chữa da vàng, mắt vàng, bệnh về gan, dùng 360g rễ Cỏ may thái nhỏ, sao vàng, sắc với nửa lít nước còn 250ml, chia 2 lần uống thay nước trà trong ngày, Uống liền trong 5 ngày

Kẹn: thuốc lý khí khoan trung

Hạt có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng lý khí khoan trung, hòa vị chỉ thống, Vỏ có tác dụng sát trùng, an thần, giảm đau.

Dứa thơm: cây thuốc xông thơm

Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.

Hoàng bá: cây thuốc thanh nhiệt

Hoàng bá được dùng chữa kiết lỵ, ỉa chảy, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương.

Chiêng chiếng: dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận

Rễ được dùng làm thuốc lợi tiểu chữa bệnh về thận và sỏi trong bàng quang, Hạt và thân cành giã ra dùng để duốc cá

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Lan kiếm: thuốc lợi tiểu

Người ta thu hái hoa để nấu nước rửa mắt. Lá được sử dụng như thuốc lợi tiểu. Rễ được dùng phối hợp với các vị thuốc khác làm thuốc bổ phổi, trị ho.

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Lòng mang, khư phong, trừ thấp

Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, nhạt, tính hơi nóng, có tác dụng khư phong, trừ thấp, dãn cơ, hoạt huyết và thông lạc

Móng bò Champion: hoạt huyết

Thứ có lông xám phân bố ở vùng nam lục địa Trung Quốc đến các đảo Hải Nam, Đài Loan. Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Găng nam bộ: cây thuốc trị sốt rét

Vỏ dùng trị sốt rét rừng, gỗ cũng được dùng trị sốt rét, Hoa, lá vỏ cây được dùng nấu nước uống thay trà.