Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp

2018-05-05 11:51 AM
Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cam rừng, Tiểu quật một lá - Atalantia monophylla (DC.), Correa, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ cao 12m, thân to 12cm, có gai dài. Lá dai, nguyên, tròn hay tù ở gốc, tròn và thường lõm ở đầu, dài 4 - 9cm, rộng 2,5 - 4cm, nhẵn. Hoa trắng, thành tán khá dầy ở nách lá. Quả hình cầu, như quả cam nhỏ, đường kính 15mm.

Hoa tháng 11 - 1, quả tháng 3 - 5.

Bộ phận dùng

Lá, rễ và tinh dầu - Folium, Radix et Oleum Atalantiae Monophylli.

Nơi sống và thu hái

Cây của Nam Đông Dương, Ân Độ, Thái Lan, Quần đảo Malaixia. Ở nước ta, chỉ gặp ở các tỉnh Nam Trung Bộ như Kontum, Khánh Hoà.

Thành phần hóa học

Lá tươi chứa tinh dầu 0,4 - 0,6%; vỏ quả cũng chứa tinh dầu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Ân Độ, người ta dùng tinh dầu của quả để xoa bóp trị thấp khớp mạn tính và bại liệt. Lá được dùng trị rắn cắn. Còn rễ cũng được xem như có tính kháng sinh và kích thích.

Ghi chú

Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi.

Bài viết cùng chuyên mục

Mắt trâu mép nguyên, trị cảm mạo phát ho

Cụm hoa ngắn hơn lá, cuống có lông; đài 3mm, cánh hoa 7mm, có lông ngắn ở mặt ngoài, nhị 10; bầu có lông phún vàng

Chà là biển: thực phẩm bổ dưỡng

Với đặc tính không bị hà và nắng mưa làm hư mục nên thân cây được dùng làm đòn tay, sàn cầu

Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay

Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh

Mã đề Á, thanh nhiệt lợi niệu

Trong quả, hạt có nhiều chất nhầy, glucosid aucubin, acid planten olic, cholin, adenin và nhựa. Trong lá có chất nhầy chất đắng caroten, vitamin C, vitamin K và acid citric

Keo giậu, thuốc trị giun

Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun

Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng

Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.

Nhung hoa: dùng trị lỵ vi khuẩn viêm ruột

Ở Trung Quốc Vân Nam, dùng trị lỵ vi khuẩn, viêm ruột, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, băng huyết, thổ huyết, nục huyết, đái ra máu

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Lúa mạch: giúp tiêu hoá, lợi tiểu

Hạt Lúa mạch ngoài công dùng làm lương thực như gạo tẻ, còn dùng sắc uống làm thuốc điều trị sỏi niệu đạo, trướng bụng đầy hơi.

Ma hoàng, chữa cảm mạo ho

Vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù, Chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn. Liều dùng 5, 10g dạng thuốc sắc

Đậu mèo lớn, cây thuốc có độc

Ở một số vùng, người ta giã hạt ra làm thuốc kích dục, Còn ở Ân Độ, vỏ được dùng trị đau thấp khớp, giã ra, trộn với gừng khô và đắp trên phần đau

Na rừng, thuốc an thần gây ngủ

Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng

Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng

Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu

Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.

Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm

Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Đơn châu chấu: cây thuốc giải độc

Cây bụi lớn: Có thể cao tới 3-5 mét, thân có nhiều gai nhọn. Lá: Kép chân vịt, lá chét có răng cưa. Hoa: Mọc thành tán kép ở đầu cành, màu trắng. Quả: Hình cầu, khi chín có màu đen.

Đài hái: cây thuốc thanh nhiệt sát trùng

Nước sắc thân lá hay nước ép đều có tính kháng sinh, có thể dùng thân lá đốt xông khói chữa loét mũi, dây lá ngâm nước cho thối ra cũng có tính sát trùng mạnh.

Đuôi công hoa đỏ, cây thuốc chữa ho

Cũng như Đuôi công hoa trắng, dùng làm thuốc chữa ho, chữa hắc lào, tê thấp, bệnh liệt, khó tiêu, trướng bụng

Quyết ấp đá lá nạc: cây được dùng chữa đòn ngã sưng đau

Dùng chữa đòn ngã sưng đau, ho do phổi nóng, rắn độc cắn, có nơi dùng chữa trẻ em sốt cao, dùng ngoài trị phong thấp, gãy xương, viêm tai giữa.

Nữ lang nhện: cây thuốc trị nhức đầu đau dạ dày

Vị cay, đắng, ngọt, mùi thơm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp tán hàn, điều kinh hoạt huyết và cầm máu. Tinh dầu có tác dụng kháng sinh và kháng động vật nguyên bào

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Hẹ: cây thuốc chữa mộng tinh di tinh

Hạt có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Mán đỉa: tắm trị ghẻ

Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương. Ở Ân Độ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc.

Cam đường: điều trị bệnh ghẻ

Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm