Cam núi: trừ phong thấp

2018-05-04 12:18 PM

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cam núi (Dây nhiên, Dây cám, Lang cây) - Toddalia asiatica (L.) Lam

Mô tả

Cây nhỡ hoặc cây gỗ nhỏ, cành non bò dài có thể tới 5 - 10m.

Lá mọc so le, có cuống, có 3 lá chét.

Hoa khác gốc, nhiều, nhỏ, màu trắng, thành chùm đơn ở nách các lá.

Quả dạng quả mọng, hình cầu cỡ 1cm, màu vàng cam, có 5 ô chứa mỗi ô 1 hạt hình thận.

Bộ phận dùng

Rễ - Radix Toddaliae Asiaticae, chủ yếu là dùng vỏ rễ.

Lá, quả và cả thân cây cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái

Cây của Á - Phi châu nhiệt đới, phân bố ở nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Thu hái rễ quanh năm, rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Thu hái lá vào mùa hè thu.

Thành phần hóa học

Rễ chứa tinh dầu, alcaloid, nhựa, dầu cố định, glucosid.

Lá chứa alcaloid.

Tính vị, tác dụng

Vỏ rễ có vị cay ngọt, đắng, thơm, tính hơi nóng.

Có tác dụng trừ phong thấp, cầm máu, giảm đau, dãn gân.

Alcaloid toddalin không làm hạ nhiệt mà kích thích các màng nhầy và các mô dưới da.

Tăng cao áp huyết, kích thích các cơ tròn, tăng độ dịu của các cơ thắt, tăng nước bọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ

Lỵ, điều kinh, suy yếu do thể trạng, dưỡng sức sau cơn sốt.

Thấp khớp, đòn ngã tổn thương.

Đau dạ dày, đau nhức xương, đau khớp xương.

Kinh nguyệt không đều, thống kinh, vô kinh.

Nôn ra máu, chảy máu cam, chảy máu tử cung.

Bó gãy xương, chữa vết thương chảy máu.

Trị mụn nhọt, bệnh viêm mủ da, vết rắn cắn.

Quả

Ăn, gia vị.

Lưu ý

Không dùng cho người có thai.

Quả có độc và gây choáng váng nếu ăn quá nhiều.

Đơn thuốc

Vô kinh, đau dạ dày: Vỏ rễ Cam núi 10 - 15g sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Lục lạc bò: chữa rối loạn dạ dày

Cây thảo bò nằm; thân đầy lông phún vàng. Lá bầu dục đến tròn dài, dài 8-10mm, có lông như tơ nằm; cuống ngắn; lá kèm nhỏ, mau rụng.

Lõi thọ: trị rắn cắn và bò cạp đốt

Lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.) là một loài cây gỗ lớn thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, gỗ cứng, bền, dễ gia công nên được sử dụng rộng rãi trong xây dựng và sản xuất đồ gỗ.

Hoa tím: cây thuốc long đờm

Rễ cây chứa những saponosid và một alcaloid, odoratin, Hoa làm dịu, làm long đờm và làm ra mồ hôi. Rễ làm long đờm, làm nôn, Lá lợi tiểu, tiêu độc

Linh: thuốc đắp trị bệnh ngoài da

Lá thường được nấu uống thay trà, người ta dùng làm thuốc đắp trị bệnh ngoài da, ở Nhật Bản, người ta dùng quả để nhuộm vải.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác

Ngút: trị giun đũa và sán xơ mít

Để trừ sán xơ mít, người ta dùng 300g hạt, giã và nghiền nhỏ, rồi trộn với mật ong, cho ăn vào buổi sáng sớm

Đậu chiều, cây thuốc trợ tỳ tiêu thực

Đậu săng có vị đắng, tính mát; có tác dụng ấm phế, trợ tỳ, tiêu thực, làm thông huyết mạch

Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết

Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc

Hoa hồng: cây thuốc hoạt huyết điều kinh

Hoa hồng ( Rosa chinensis Jacq), thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp kiêu sa và hương thơm quyến rũ. Không chỉ là biểu tượng của tình yêu và vẻ đẹp, hoa hồng còn là một vị thuốc quý giá.

Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ

Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp

Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp

Biến hoa sông Hằng, lá làm thuốc trừ giun

Có tác dụng trừ giun, tiêu sưng, trừ thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng dịch lá làm thuốc trừ giun xoa trị sưng viêm và đau thấp khớp

Nga trưởng: uống trị sốt

Lá dùng sắc uống trị sốt, lá khô, tán thành bột, hoà vào nước, nguội uống trong trị bệnh ngoài da, thân rễ nghiền ra, trộn với dầu Vừng dùng bôi làm tóc mọc nhanh.

Đậu tương dại: cây thuốc hạ sốt

Cây thảo leo hoặc trườn, nhánh dạng sợi, có lông mịn màu vàng hoe. Lá kép với 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2-3,5cm, rộng 1-1,5cm.

Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Đỗ trọng dây: cây thuốc hành khí hoạt huyết

Tính vị, tác dụng, Vị cay, tính bình, có tác dụng hành khí hoạt huyết, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng trị, Phong thấp đau nhức xương, Đòn ngã tổn thương.

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.

Cói dùi bấc: cây thuốc nam

Cây được dùng làm giấy, làm thức ăn gia súc, Còn có thể dùng dệt thảm và các hàng thủ công khác, Cũng được dùng làm thuốc

Quyết ấp đá: cây thuốc trị viêm hầu họng

Dùng ngoài giã cây tươi đắp ngoài hoặc nấu nước rửa, Giã cây tươi lấy dịch nhỏ tai, trị viêm tai giữa.

Lưỡi nai, rút mủ mụn nhọt

Chuỳ hoa ở nách lá, ngắn hơn lá, có lông. Hoa to to, màu trăng trắng; phiến hoa 6, dài 6mm, nhị sinh sản 9, nhị lép 3, bầu tròn, không lông

Ổi: dùng trị viêm ruột cấp và mạn kiết lỵ

Vỏ ổi cũng có vị chát, lá cũng vậy, do có nhiều chất tanin nên nó làm săn niêm mạc ruột, làm giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột, còn có tác dụng kháng khuẩn

Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương

Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.