Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

2018-05-04 12:16 PM
Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cẩm địa la, Ngải máu, Ngán trắng - Kaempferia rotunda L., thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 30 - 40cm, có nhiều củ to, hình trứng không đều; rễ con hình sợi ngắn kết thúc bằng một củ hình trứng. Lá xuất hiện sau khi cây ra hoa, thành búi 2 - 5 lá có bẹ ở gốc, thuôn nhọn ở hai đầu, mặt trên loang lổ những vết màu đỏ tía sẫm, mặt dưới có ít lông mềm; cuống có lá bẹ, màu tía. Cụm hoa mọc trước các lá, không cuống, có 6 - 8 hoa mang mỗi cái 2 lá bắc; tràng hoa có ống dài và hẹp có phiến ngoài chia làm 3 đoạn không bằng nhau, mà 2 trong 3 cái đó hình ngọn giáo nhọn, màu trắng, mép có vạch đỏ, và đoạn thứ ba màu tím nằm ở dưới, rũ xuống và chia làm hai thuỳ hình giáo rộng nhọn.

Bộ phận dùng

Củ - Rhizoma Kaempferiae Rotundae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Trung Quốc, Lào, Malaixia, Inđônêxia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng núi và cũng được trồng khắp nơi vì hoa đẹp và có mùi thơm dịu. Thu hái củ vào mùa đông- xuân, rửa sạch, thái phiến phơi khô.

Thành phần hóa học

Củ chứa tinh dầu.

Tính vị, tác dụng

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Củ, lá non dùng ăn được. Ở Java, lá non và củ cũng được dùng làm gia vị. Người ta dùng củ làm thuốc chữa kinh bế đau bụng, và hành kinh loạn kỳ, người gầy sạm, máu xấu, kinh ít. Còn dùng chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu, sơn lam chướng khí, lở láy, ngộ các loại độc, đau xương và nhất là đau bụng. Ở Ân Độ, người ta dùng cây lá làm thuốc đắp các vết thương. Rễ củ được dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng đắp tiêu sưng viêm và làm bột đắp gây mưng mủ. Củ còn dùng làm thuốc lợi tiêu hoá, dùng đắp ngoài trị bệnh quai bị. Do củ thơm nên người ta dùng chế mỹ phẩm.

Liều dùng

6 - 13g, dạng thuốc sắc, hoặc dùng 4 - 8g bột uống với nước cơm. Người ta cũng dùng rễ củ nghiền sống với rượu. Ở Trung Quốc, cả cây dùng trị đòn ngã tổn thương.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhum: lấy đọt non xào nấu làm rau ăn

Gỗ cây màu đen, rất cứng, được dùng làm cọc chống, làm ván, làm cọc căng dù. Nhân dân thường lấy đọt non xào nấu làm rau ăn, có vị ngọt

Mướp: thanh nhiệt giải độc

Quả Mướp thường dùng ăn chữa được chứng đậu sởi, khỏi lở sưng đau nhức, lại kích thích sự tiết sữa ở các bà mẹ đang nuôi con và tăng cường sự tuần hoàn.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Ngấy lông gỉ, trừ phong thấp

Cây mọc dọc đường đi, ven các làng, các bụi cây ở Lạng Sơn. Thu hái rễ, lá vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, thái phiến, phơi khô

Đậu rựa: cây thuốc trị hư hàn

Quả non có thể xào nấu, quả già ương thì lấy hạt hầm với thịt gà, thịt lợn rất ngon và bổ, Thường được dùng làm thuốc trị hư hàn, ách nghịch, nôn mửa.

Chàm mèo: chữa đơn lở nổi bọng nước đau nhức

Chàm mèo và Thanh đại có vị đắng nhạt. tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát máu, tiêu ban mẩn, sưng viêm và cầm máu.

Đậu hoa tuyến: cây thuốc chữa đau co thắt ruột

Loài liền nhiệt đới, thường gặp ven rừng, đầm lầy, bình nguyên gần bờ biển ở các tỉnh Nam Bộ, Ở Ân Độ, nước sắc cây dùng để chữa đau co thắt ruột.

Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm

Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.

Cỏ đầu rìu hoa nách: điều trị các vết đứt và mụn nhọt

Toàn cây được sử dụng, dùng ngoài để điều trị các vết đứt và mụn nhọt, ở Ấn Độ, toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị viêm màng nhĩ và dùng đắp ngoài trị cổ trướng

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Cao su: làm thuốc dán, thuốc cao lá

Cao su được dùng ỏ trạng thái nguyên để làm thuốc dán, thuốc cao lá. Nó cũng được sử dụng làm các đồ phụ tùng

Đắng cay, cây thuốc tán hàn

Quả có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, giảm đau, trừ giun, Cành và gai có tác dụng làm thông hơi, giúp tiêu hoá

Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp

Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau

Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da

Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da

Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ

Huyền tinh, thuốc chữa đi tiểu ra máu

Dân gian dùng bột củ quấy sống với nước chín để nguội uống chữa đi tiểu ra máu, Ở Ân Độ người ta sử dụng rễ củ của loài Tacca pinnatifida Forst

Mộc ký ngũ hùng: nấu nước uống trị ho

Mộc ký ngũ hùng, còn được gọi là tầm gửi năm nhị, với tên khoa học Dendrophthoe pentandra (L.) Miq là một loài thực vật ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae). Cây thường bám trên các cây khác như mít, xoài, hồng xiêm.

Gội, cây thuốc tắm chữa ghẻ

Cây phân bố rộng khắp Việt Nam, gặp nhiều trong các rừng già ở miền Bắc cho tới Lâm Đồng, Cũng thường được trồng làm cây bóng mát vệ đường

Đông quỳ: cây thuốc chữa bí đại tiểu tiện

Hạt dùng chữa trị đại tiện bí, trệ thai, sỏi đường tiết niệu, Cây lá dùng chữa nạn sản, viêm nhiễm đường tiết niệu, phong nhiệt sinh ho.

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Niệt dó: hen suyễn viêm tuyến mang tai

Niệt dó là một loại cây bụi nhỏ, thuộc họ Trầm. Cây có nhiều nhánh nhỏ, lá đơn, mọc đối. Hoa Niệt dó nhỏ, màu vàng nhạt và mọc thành chùm. Quả Niệt dó có hình cầu nhỏ.

Ná nang, chữa ngứa và nấm da

Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng

Chua ngút dai: dùng trị giun đũa

Cây leo dài đến 10m, nhánh non có nhiều mụn mịn, lá có phiến thuôn thon ngược, dài 7 đến 19cm, rộng 3 đến 7cm, dày, màu lục, thường đỏ trước khi rụng, gân phụ mịn.

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa