- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cẩm cù: khư phong trừ thấp
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m. Cành hình trụ, có lông tơ mịn. Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cây Cẩm cù (Lưỡi trâu) - Hoya carnosa (L. f.) R.
Tên khoa học: Hoya carnosa (L. f.) R.
Họ: Thiên lý (Asclepiadaceae)
Tên gọi khác: Cầu lan
Mô tả
Cây phụ sinh leo quấn hoặc bụi, cao tới 2m.
Cành hình trụ, có lông tơ mịn.
Lá mập, phiến bầu dục dài tới 7cm, rộng 2,5cm, tù hai đầu. Gần gân phụ có 5-7 cặp gân rất mảnh, màu đỏ đậm.
Hoa tập thành tán trên cuống cứng màu tím sẫm, dài 3-9cm. Hoa hình bán cầu, to 7-8cm. Cuống hoa cứng, màu tím sẫm, dài 3cm.
Hoa màu hồng hồng, tâm đỏ, đường kính 18mm. Cánh hoa có lông mặt trên. Tràng phụ có môi hướng ra ngoài.
Quả đại thon, dài 8cm, đường kính 0,8cm. Hạt dẹp, dài 6mm, có lông mào.
Mùa hoa: tháng 4 - 9.
Bộ phận dùng
Toàn cây (Herba Hoyae)
Nơi sống và thu hái
Cây phân bố ở vùng Ấn Độ -
Thường gặp mọc leo trên các cây to ở chỗ nắng khu vực núi đá vôi.
Có thể tìm thấy ở Bà Rịa (Núi Dinh) và Lâm Đồng (Đà Lạt).
Thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Các bộ phận của cây đều phủ sáp.
Thân và lá chứa sterol glucosid là hoyin (0,76 - 0,832%).
Tính vị, tác dụng
Vị đắng, tính bình.
Có tác dụng khư phong trừ thấp, tiêu ung, giải độc, hạ sốt, long đờm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng để trị
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản.
Viêm não B, trẻ em sốt cao.
Viêm kết mạc, sưng amygdal.
Thấp khớp tạng khớp.
Viêm vú, viêm tinh hoàn.
Liều dùng: 60 - 90g cây tươi giã lấy nước sắc uống hoặc dùng ngoài đắp lên vết thương.
Đơn thuốc
Viêm phổi nhẹ, viêm phế quản: Lá Cẩm cù tươi 60 - 90g giã ra chiết lấy dịch, hòa mật ong uống hoặc sắc nước uống.
Viêm tinh hoàn: Lá Cẩm cù tươi 60 - 90g, nghiền ra rồi đun sôi lấy nước uống.
Thấp khớp tạng khớp: Cẩm cù tươi 60 - 90g, đoạn khớp trên giò lợn, rượu 120g, sắc nước, chia 2 lần uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Lan san hô, thuốc chống độc
Rễ sắc uống chữa các vết thương, vết loét, còn được dùng để gây nôn khi bị ngộ độc và chữa ỉa chảy, ở Trung Quốc, còn dùng như chất chống độc trong trường hợp nhiễm độc
Lục lạc sợi, chữa sưng họng
Hạt rang dùng như cà phê. Ta thường dùng làm thuốc chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Ân Độ, hạt dùng để lọc máu trong bệnh chốc lở, vẩy nến; còn dùng làm thuốc điều kinh
Hèo, cây thuốc trị chảy máu
Ở Trung Quốc, rễ Hèo dùng trị lao thương, Sợi của bẹ lá trị chảy máu, khạc ra máu, sản hậu băng huyết
Cỏ gấu dài: cây thuốc thuốc kích thích, lợi tiêu hoá
Thân rễ có vị chát, se và thơm, giống như mùi Hoa tím, được xem như là lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng và điều kinh.
Nấm thông, trị chứng phụ nữ bạch đới
Thịt dày, cứng, trắng, có mùi vị dễ chịu, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt giải phiền, đường huyết hoà trung, thư cân hoạt huyết, bổ hư đề thần
Cám: cây làm thuốc
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu
Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc
Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm
Đuôi chồn tóc: cây thuốc tiêu viêm cầm máu
Ở Malaixia và Ân Độ, rễ sắc nước uống dùng trị ỉa chảy, Cũng được sử dụng để trục giun và dùng cho trẻ em bị đầy hơi và phụ nữ sau khi sinh.
Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh
Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Cóc chua: dùng vỏ cây trị lỵ
Nhân hạt dùng làm gia vị, ở Campuchia, người ta cũng thường trồng trong các vườn để lấy quả ăn và lấy lá làm rau
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Màng tang: tán phong hàn
Tính vị, tác dụng, Vị cay, đắng, tính ấm; có mùi thơm của sả; có tác dụng tán phong hàn, ôn trung hạ khí, trừ thấp giảm đau.
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.
Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm
Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu
Cò ke lông: cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Quả và rễ dùng trị ỉa chảy và kiết lỵ, Rễ cũng được dùng giã ra ngâm trong nước để dùng ngoài chống sự mưng mủ và dùng như thuốc bột lên vết thương
Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan
Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp
Đậu cờ: cây thuốc bổ khí
Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lốp bốp, thuốc bổ
Thường dùng 8 đến 12g ngâm rượu uống. Dân gian còn dùng nó trị dị ứng do ăn uống, trị phong ngứa ban trái, trị gan nóng
Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ
Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.
Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt
Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin
Hy thiêm: thuốc trị phong thấp
Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.
Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ
Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt
Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh
Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun