Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

2018-05-03 08:45 PM
Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cẩm chướng gấm, Cẩm chướng tàu - Dianthus chinensis L., thuộc họ Cẩm chướng - Caryophyllaceae.

Mô tả

Cây thảo một năm hay hai năm, mọc thành bụi nhỏ, cao 30 - 50cm, nhẵn. Thân phân nhánh lưỡng phân. Lá hình ngọn giáo, dài 3 - 5cm, rộng 3 - 5mm, thuôn nhọn ở đầu, rộng ra ở gốc thành bẹ. Hoa đơn độc hay họp thành chuỳ hoặc xim thưa, hơi thơm, 4 lá bắc không đều, cánh hoa dính nhau, các phiến màu đỏ (có những giống trồng có hoa trắng, hồng, tím và màu lốm đốm), có râu.

Hoa tháng 5 - 9, quả tháng 8 - 10.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Dianthi Chinensis, thường gọi là Cù mạch - Thạch trúc.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản) được nhập trồng ở nhiều nước. Ta nhập trồng từ lâu làm cây cảnh trồng chậu và cắt hoa cắm lọ. Thu hái toàn cây vào mùa hạ, thu, rồi đem phơi khô trong râm.

Thành phần hóa học

Trong cây có saponin và tinh dầu, trong tinh dầu có eugenol, phenylethyl alcohol, metyl salicylat.

Tính vị, tác dụng

Cũng như Cù mạch.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Người ta cũng dùng như là thuốc lợi tiểu, trừ giun và gây sẩy thai. Cũng dùng chữa bệnh lậu. Nụ hoa, hoa được dùng chữa chứng khó tiêu, sinh nở khó và cũng lợi tiểu. Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt.

Bài viết cùng chuyên mục

Lục lạc năm lá, trị rắn cắn và bò cạp đốt

Loài được biết từ Ân Độ, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam tới tận Philippin và Tân Ghi Nê. Cây mọc ở đất hoang, rừng thưa nơi ẩm trên đất cát sét

Mây dang, cây thuốc

Cây mọc ở rừng đồng bằng Bắc Bộ đến Nam Bộ. Gặp nhiều trong rừng thường xanh ở Quảng Ninh, Thừa Thiên và Bà Rịa

Hy thiêm: thuốc trị phong thấp

Thường dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, rắn cắn, ong đốt.

Nuốt dịu: cây thuốc dùng trị bệnh thuỷ đậu

Ở nước ta cây mọc trong rừng, rú bụi, rừng thưa đến rừng rậm, trên đất sét và phì nhiêu và đất đá hoa cương, tới độ cao 1100 m từ Lâm đồng, Đồng Nai đến Tây Ninh

Nhục đậu khấu: dùng làm thuốc trị lỵ ỉa chảy

Được dùng làm thuốc và dùng trong thuốc tễ dẻo ngọt trị lỵ, ỉa chảy mất trương lực, đau dạ dày, đầy hơi, buồn nôn, mửa, suy mòn, sốt rét, thấp khớp, đau thần kinh toạ

Chìa vôi sáu cạnh: cành lá dùng trị đòn ngã

Loài của Trung Quốc và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn

Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong

Ngọc lan hoa vàng: khư phong thấp

Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liễm. Hoa, quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong.

Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau

Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp

Cáng lò: dùng trị cảm mạo

Cây cáng lò là một loài cây gỗ nhỏ có giá trị kinh tế và dược liệu. Với những đặc điểm sinh thái và thành phần hóa học đặc trưng, cây cáng lò đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Khoai lang, thuốc nhuận tràng

Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận

Chạ bục: thuốc trị ho gà

Cây chỉ gặp ở rừng một số địa phương của nước ta; ở miền Nam, nó phân bố từ Lâm Đồng tới Bà Rịa.

Đắng cay ba lá: cây thuốc chữa đau bụng

Dân gian sử dụng như Đắng cay; lấy quả, hạt ngâm rượu uống để làm nóng, chữa đau bụng, chống nôn, tả, lỵ, Quả nhai ngậm chữa chảy máu răng.

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Ba gạc lá nhỏ, cây thuốc chữa huyết áp cao

Vỏ rễ thường dùng trị cao huyết áp và lỵ, Còn dùng chữa chốc đầu, Trong dân gian, có khi dùng rễ sắc uống trị thương hàn, tiêu độc và trị đau đầu

Cà pháo: chữa đau răng, viêm lợi

Quả Cà xanh có thể luộc ăn, làm nộm, ăn xào. Quả già dùng muối xổi để ăn dần; nếu muối mặn để được hằng năm, ăn dòn như nổ trong miệng

Cang ấn: thuốc chữa sốt

Người Campuchia dùng thân cây tươi, thường bán ở chợ, để ăn với lẩu. Ở vùng đồng bằng, nhân dân cũng dùng làm rau ăn

Quyết trăng non ba lá: cây thường dùng trị đòn ngã

Cây mọc rất phổ biến, hầu như ở rừng thứ sinh nào cũng gặp, từ nơi có độ che bóng cao đến ven rừng nơi có nhiều ánh nắng, ở khắp nước ta

Lôi, chữa bệnh lậu

Loài của Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng thường xanh vùng núi từ 500m tới 2000m ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai tới Kontum, Khánh Hoà

Lục lạc đỏ: phòng bệnh xơ vữa động mạch

Ở nước ta, cây mọc ở đồng cỏ, dựa rạch, lùm bụi vùng đồng bằng cho tới độ cao 500m từ Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá tới Bà Rịa.

Đay quả dài, cây thuốc phòng đột quỵ

Thường được dùng trong trường hợp đề phòng đột quỵ vì sốt nóng và trị táo bón, đái buốt, đái khó, lậu, sỏi thận cấp tính, lỵ

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Nhả mận: dùng làm thuốc trị đái dắt

Dân gian dùng làm thuốc trị đái dắt, ỉa chảy và đau gan