- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích
Cam chua: chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cam chua, Cam đắng - Citrus aurantium L., thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ cao 4 - 5m hay hơn, phân nhánh nhiều, cành có gai dài và nhọn. Lá hình trái xoan nhọn, nguyên, hơi dai, bóng, phiến dài 5 - 10cm, rộng 2,5 - 5cm, có đốt trên cuống, nở thành một cánh rộng hay hẹp tuỳ thứ. Hoa màu trắng họp thành xim nhỏ ở nách lá. Quả hình cầu kích thước trung bình có đường kính 6 - 8cm, khi chín màu da cam, mặt ngoài sù sì. Ở var. amara Engl. hay Cam đắng, cuống lá có cánh rộng, quả màu da cam hay đỏ da cam, có trung tâm rỗng, vỏ dính, nạc chua.
Bộ phận dùng
Ở Trung Quốc, người ta dùng quả chưa chín của loài Citrus aurantium L., mà họ gọi là Toan chanh làm thuốc gọi là Chỉ thực, và quả của thứ Cam đắng - Fructus Citri Aurantii Amarae, mà họ gọi là Đại đại hoa Chỉ xác. Bởi lẽ hiện nay, người ta dùng tên Citrus aurantium L. nói chung để chỉ Cam đắng, nên trong Duợc điển Trung Quốc nguời ta ghi Chỉ thực là Fructus Aurantii lmmaturus và Chỉ xác là Fructus Aurantii. Người ta còn dùng cả hoa, lá và vỏ quả.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của châu Á (Trung Quốc, Ân Độ, Việt Nam), mọc tự nhiên và cũng được trồng. Để có Chỉ thực, người ta hái quả lúc còn non, hoặc nhặt những quả đã rụng xuống dưới gốc cây, đen phơi hay sấy khô trong nắng vừa. Muốn có Chỉ xác, người ta hái quả vào lúc gần chín, còn xanh, đem bổ đôi rồi phơi hay sấy khô. Hoa lá và chồi non thường được hái dùng tươi.
Thành phần hóa học
Trong Chỉ thực có hesperidin, neohesperidin, nobiletin, auranetin, aurantiamarin, nuringin, synephrine, limonin. Trong Chỉ xác có linalyl acetat, nerolyl acetat, geranyl acetat, hesperidin và neohesperidin. Ở Pháp, người ta cho biết thành phần chính trong lá là hesperidin, trong hoa là tinh dầu và trong quả có các acid hữu cơ, các vitamin.
Tính vị, tác dụng
Chỉ thực có vị the đắng, mùi thơm, tính hơi hàn, có tác dụng tiêu tích, hạ khí, trừ đờm, tiêu thực (sao giòn) cầm máu (sao tồn tính). Chỉ xác có vị the đắng, mùi thơm, tính hơi hàn, có tác dụng thông khí trệ, thông trường vị, trừ đờm, tiêu thực. Lá, hoa, vỏ quả có tính chất an thần, chống co thắt, gây ngủ nhẹ, lợi tiêu hoá, trừ giun, hạ nhiệt, giảm biên độ co bóp tim. Người ta nhận thấy vỏ cam đắng có tác dụng đối với sự tăng độ acid dịch vị.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ở Pháp, người ta dùng chữa trạng thái thần kinh dễ kích thích, đánh trống ngực, nuối hơi, bệnh thần kinh, mất ngủ, trằn trọc ban đêm, động kinh, đau nửa đầu, ho do thần kinh. Vỏ cam được dùng làm thuốc bổ dạ dày và giúp ăn ngon miệng; cũng dùng chữa ho. Nói chung, người ta sử dụng lá làm thuốc giảm đau, dễ tiêu hoá, tinh dầu của vỏ dùng trong hương liệu; hoa được dùng cất nước hoa và dùng chữa bệnh co thắt và làm thơm thuốc; vỏ dùng làm thuốc bổ đắng, dễ tiêu và thơm dùng chế nước hoa. Chỉ xác, Chỉ thực được dùng làm thuốc giúp tiêu hoá, ăn uống không tiêu, đầy hơi tích trễ, chữa ho, trừ đờm, làm thuốc đổ mồ hôi, lợi tiểu tiện.
Cách dùng
Hãm hoa; cho một thìa xúp hoa vào một tách nước sôi để trong 10 phút. Hãm lá; cho 10 - 20g lá vào 1 lít nước sôi hoặc 3 - 4 lá vào một tách nước sôi, hãm trong 15 phút. Vỏ quả dùng với liều 45g sắc uống. Ta thường dùng Chỉ xác, Chỉ thực với liều 6 - 12g, dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Đơn thuốc
Chữa táo bón: Dùng Chỉ thực 20g, Bồ kết 20g, hai vị tán khô, làm thành viên bằng hạt ngô, ngày uống 10 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ (Dược liệu Việt Nam).
Ghi chú
Ở Việt Nam, quả của nhiều loài Citrus được dùng làm Chỉ xác và Chỉ thực.
Ví dụ như quả Bưởi non chẻ đôi phơi khô làm Chỉ xác. Còn ở Trung Quốc, người ta cũng dùng quả non của cây Cam hay Cam chanh làm vị thuốc Chỉ thực.
Bài viết cùng chuyên mục
Cỏ diệt ruồi: dùng diệt ấu trùng sâu bọ
Người ta dùng toàn cây làm thuốc trợ sản và dùng ngoài làm thuốc trị sang độc, cũng dùng diệt ấu trùng sâu bọ, có thể dùng toàn cây hoặc rễ trị mụn nhọt và diệt sâu xanh ở rau
Ngấy hoa trắng: thuốc bổ máu
Ở Lạng Sơn, rễ ngâm rượu uống chữa nội thương, có nơi dùng làm thuốc bổ máu và dùng ngoài trị gân đứt co tay.
Ngải chân vịt, tác dụng hoạt huyết
Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm
Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.
Giổi trừ ho, cây thuốc nhuận tràng
Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng, Thu hái vỏ cây và vỏ rễ quanh năm
Gáo viên, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Lá thu hái giữa mùa hè và mùa thu, Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ, giảm đau
Chua me lá me: có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm
Nhân dân thường lấy cành lá luộc với rau Muống cho có vị chua mát hoặc nấu giấm chua với cá, thường được dùng làm thuốc chữa nóng ruột, xót ruột, viêm ruột ỉa chảy và ho ra máu
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Hương nhu tía: thuốc tê tại chỗ, sát trùng
Trong y học, eugenol được dùng làm thuốc tê tại chỗ, thuốc sát trùng chống bệnh hoại thư và bệnh lao phổi, dưới dạng nang hay tiêm dưới da.
Chổi: nấu nước xông chữa cảm cúm nhức đầu
Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi, Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa
Đằng hoàng: cây thuốc nhuận tràng
Đằng hoàng là một loại cây gỗ lớn, thường xanh. Vỏ cây có màu nâu xám, thịt quả có màu vàng tươi. Nhựa cây có màu vàng đậm, là bộ phận quý giá nhất của cây.
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc
Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.
Huyết dụ: thuốc trị ho thổ huyết
Thường được dùng trị lao phổi với ho thổ huyết, rong huyết, băng huyết, lậu huyết, kinh nguyệt ra quá nhiều, kiết lỵ ra máu, phong thấp, đau nhức xuơng.
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Cỏ lá tre: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm
Cỏ lá tre có vị ngọt, nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ phiền, lợi tiểu, Là thuốc thanh lương giải nhiệt rất hay, lại còn dùng làm thuốc uống cho mau đẻ.
Lục lạc tù: trị bệnh đường hô hấp
Hạt rang lên, bỏ vỏ, dùng ăn được. Cây được sử dụng làm thuốc trị một số bệnh đường hô hấp. Cây được dùng ở Ân Độ trị ghẻ và ngứa lở.
Lục lạc bốn cạnh: trị đau lưỡi và lợi răng
Cây mọc ở trảng cỏ, đường mòn, nương rẫy cũ ở độ cao tới 1000m khắp nước ta từ Lai Châu, Lào Cai đến Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.
Khôi nước: thuốc trị thấp khớp
Hạt dùng trị rắn cắn, dầu hạt được sử dụng ở Ân độ đắp ngoài trị thấp khớp, Ở Trung quốc dùng thay cho hạt Ba đậu, Với liều cao sẽ gây độc.
Ké trơn, thuốc điều trị chân tay bị sai khớp
Ở Campuchia, rễ được sử dụng trong một số chế phẩm dùng ngoài để điều trị chân tay bị sai khớp
Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương
Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho
Lục lạc đài dài: trị cam tích của trẻ em
Lục lạc đài (Crotalaria calycina Schrank) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae), được biết đến với nhiều công dụng trong y học dân gian và làm cảnh.
Ngô: trị xơ gan cổ trướng
Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng
Lạc: thuốc trị suy nhược
Lạc có vị ngọt, bùi, béo có tác dụng bổ tỳ, dưỡng vị, nhuận phế, lợi tràng. Trong hạt lạc có một chất cầm máu, có tác dụng trên trương lực cơ.