Cám: cây làm thuốc

2018-05-05 11:54 AM
Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cám - Parinari annamensis (Hance) J.E. Vidal, thuộc họ Cám - Chrysobalanaceae.

Mô tả

Cây gỗ trung bình hay lớn, cao 15 - 30m, đường kính 30 - 60cm.

Lá dai, hình trái xoan hay hình bầu dục, tù hay thon hẹp ngắn ở gốc, nguyên, dài 6 - 15cm, rộng 4 - 9cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới phủ lông trắng hay xám nhạt; gân bên 12 - 15 đôi, nổi rõ ở mặt dưới; gân con hình mạng rõ; cuống lá dài 7 - 10mm có phủ lông mềm và có rãnh ở trên. Hoa nhiều, màu trắng, nhỏ, rộng 3mm, xếp thành chuỳ kép ở ngọn, phủ lớp lông ngắn màu vàng hoe dày đặc. Quả hình trứng hay gần hình cầu, dài 4cm, rộng 3cm, phủ nhiều lỗ bì xám; vỏ quả ngoài dày, có nhiều vẩy xám bạc. Hạch rất to, hoá xương, nhăn nheo, có 2 ô, chứa mỗi ô một hạt.

Hoa tháng 3 - 4, quả tháng 5 - 6 trở đi.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Parinari.

Nơi sống và thu hái

Cây của rừng thưa và rừng rậm ẩm phổ biến ở miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia, trên đất cát hay đất có đá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả không ngọt như các loại quả khác nhưng vỏ quả và hạt đều ăn được, có thể chống đói. Cũng dùng lấy đường và chế rượu. Hạch giàu về dầu, nhưng vì vỏ hạch quá dày nên khó đập vỡ và sử dụng dễ dàng như các loại hạt khác. Dầu này dễ khô, có thể dùng trong mỹ phẩm chế xà phòng cao cấp. Vỏ cây dùng làm hương thắp. Vỏ quả được sử dụng trong y học dân gian Campuchia làm thuốc trong một chế phẩm gọi là thnam pooy.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu mèo: cây thực phẩm

Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.

Môn đốm: thanh nhiệt tiêu thũng

Ở Trung Quốc, người ta dùng củ để trị: miệng lệch, tứ chi đau nhức, kinh phong trẻ em, đau đầu chóng mặt, nguời già ho khan, trẻ em ho gió, sốt cao ngất lịm, phổi sưng sinh ho.

Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm

Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.

Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy

Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.

Huỳnh đường: thuốc làm tan sưng

Huỳnh đường là một loại gỗ quý hiếm, được biết đến với màu sắc vàng óng ánh đặc trưng và vân gỗ đẹp mắt.

Oa nhi đằng lá nhỏ: dùng điều trị chảy mồ hôi mày đay

Ở Ấn Độ, cây được dùng điều trị chảy mồ hôi, mày đay và bệnh đậu mùa; nước hãm dùng uống chống độc thuốc; nước sắc cây dùng chống ngộ độc arsenic

Dứa: cây thuốc nhuận tràng

Được chỉ định dùng trong các trường hợp thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc.

Kê: thuốc chữa ho

Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Cỏ bờm ngựa: dùng trị nhiễm trùng niệu đạo

Cây mọc phổ biến ở các vách núi đất, đồi thấp có đá phiến, đá acid ẩm nhiều và ít nắng, từ bình nguyên tới cao nguyên, có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô

Chiêu liêu: có tác dụng trừ ho

Vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát, có tác dụng trừ ho, sát trùng đường ruột, quả xanh chứa một hoạt chất làm săn da, có tính gây trung tiện, và cũng gây xổ, quả già gây xổ mạnh

Đại: cây thuốc thanh nhiệt lợi tiểu

Hoa đại có vị ngọt, tính bình, thơm có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hoà vị, nhuận tràng, bổ phổi, Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi.

Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu

Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu

Đay dại, cây thuốc giải cảm nắng

Ngọn và lá non, vỏ quả, thái nhỏ thường dùng nấu canh ăn cho mát, do nó có tác dụng lợi tiểu, Dân gian cũng dùng toàn cây sắc uống trị phù thũng

Anh đào

Quả có vỏ quả khá dày, thịt đỏ, mọng nước, mùi dễ chịu, có thể ăn được và chế rượu uống, người ta đã chế ra loại rượu Anh đào của Đà Lạt

Mướp khía: trị gân cốt tê đau

Xơ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu tiêu thũng.

Đơn núi, cây thuốc chữa dị ứng

Lá cây dùng ăn gỏi và làm thuốc chữa dị ứng, mẩn ngứa, ghẻ lở như các loài Đơn khác

Liễu bách, thuốc tán phong

Vị ngọt, cay, tính bình; có tác dụng tán phong, làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giải độc, trừ phong thấp, trừ đậu sởi

Ba soi, cây thuốc rửa mụn nhọt

Gỗ làm đồ dùng thông thường, làm củi, vỏ cho sợi, Ở Malaixia, người ta dùng lá sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống và dùng nấu nước rửa mụn nhọt

Cỏ cò ke: tinh dầu thơm

Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.

Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ

Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Bâng khuâng, cây thuốc giải độc

Lá có mùi thơm hắc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cành lá sắc nước uống trị cảm sốt

Nấm sò: thư cân hoạt lạc

Nấm sò có mũ nấm hình vỏ sò, màu xám tro đến nâu sẫm, mép mũ thường cong vào trong. Thân nấm ngắn, bám chắc vào gỗ mục.