Cải xanh: rau lợi tiểu

2018-05-03 08:42 PM
Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải xanh, Cải bẹ xanh, Cải canh, Cải cay - Brassica juncea (L.) Czern. et Coss, thuộc họ Cải -

Brassicaceae.

Mô tả

Cải xanh là cây thảo hằng năm, hoàn toàn nhẵn, cao 40 - 60cm hay hơn, rễ trụ ít phân nhánh. Lá mọc từ gốc, hình trái xoan, tù, có cuống lá có cánh với 1 - 2 cặp tai lá; phiến dài tới 1m, rộng 60cm, hơi hay có răng không đều; các lá ở thân tiêu giảm hơn; các lá phía trên hình dải - ngọn giáo dài 5cm, rộng 5 - 10mm. Hoa vàng nhạt, khá lớn, cao 1,5cm, xếp thành chùm dạng ngù. Quả cải 35mm, tận cùng bởi một mũi nhọn, dài 4 - 5mm, mở thành các van lồi, có đường gân giữa rõ. Hạt hình cầu, có mạng màu đen đen, dài 2mm. Có nhiều thứ khác nhau.

Mùa hoa tháng 3 - 6.

Nơi sống và thu hái

Cây của châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều ở vùng Trung Á. Ở nước ta, Cải xanh được trồng rất phổ biến khắp cả nước làm rau ăn. Cây chịu được nóng mưa. Có thể trồng quanh năm, trừ những tháng nóng và mưa nhiều. Ở miền Bắc Việt Nam có hai vụ: - Vụ chiêm tháng 2 - 6, gieo 30 - 35 ngày thì được thu hoạch; - Vụ mùa tháng 8 - 11, gieo 20 - 25 ngày thì nhổ cấy, 30 - 35 ngày sau ăn được.

Tính vị, tác dụng

Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có hình dạng, tính chất và công dụng như hạt Mù tạc đen của châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%) chế mù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy.

Ở Trung Quốc, hạt và cả cây cũng dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau.

Dưa cải là món ăn thông thường. Có thể dùng ăn sống chấm với nước thịt kho, cá kho, nước mắm, nấu canh với thịt, với cá, tép, tôm, chưng cá, xắt nhuyễn chưng với trứng vịt, hay kho với lòng lợn, nước tương, kho với thịt vv... Dưa cải có thể muối ăn liền (muối xổi), chọn cây có ngồng, cắt khúc, phơi héo rồi muối trong 1 - 2 ngày để ăn; hoặc muối dưa để lâu (phải để nguyên cây phơi héo rồi muối vào khạp để ăn trong 2 - 3 tháng).

Đơn thuốc

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già. Hạt Cải xanh, hạt Củ cải, hạt Tía tô, mỗi vị 8 - 12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4 - 5gel, ngày uống 2 - 3 lần.

Viêm khí quản: Hạt Cải xanh (sao) 6g, hạt Cải củ (sao) 10g, hạt Cải bẹ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấy: Hạt Cải xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài...

Ghi chú

Ta còn trồng loài Cải xanh nhỏ - Brassica cernua Forbes et Hemsl., có lá nhỏ hơn, có khuyết, mép có răng cao, cuống lá nhỏ tròn; hoa vàng; quả hình trụ tròn, ngắn hơi dẹt; hạt rất nhiều. Trong lá tươi có acid oxalic và calcium. Người ta dùng lá cải xanh nhỏ chữa lỵ, làm toát mồ hôi và nước sắc hạt trị đau thắt lưng, ho và chứng khó tiêu.

Bài viết cùng chuyên mục

Hoàng kinh: cây thuốc trị nhức mỏi gân cốt

Lá được dùng trị nhức mỏi gân cốt, trị sốt cách nhật, dùng tắm trị phù thũng, bán thân bất toại và bại liệt. Nấu lá xông hoặc dùng lá khô làm thuốc hút.

Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng

Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.

Lẻ bạn: thanh nhiệt nhuận phế

Lẻ bạn có vị ngọt và nhạt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt nhuận phế, hoá đờm chống ho, lương huyết giải độc.

Bứa mọi: trị ỉa chảy

Bứa mọi là một loài cây có tiềm năng kinh tế và xã hội rất lớn. Việc nghiên cứu sâu hơn về loài cây này sẽ góp phần khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.

Huyết hoa, thuốc trị phong, mụn loét

Ở Phi châu, hành được dùng làm thuốc duốc cá; cũng có độc đối với lợn, Ở Ân Độ, dịch ép của hành được dùng ngoài trị phong, mụn loét, cảm sốt, hen, ho và vết thương

Bại tượng, cây thuốc chữa mụn nhọt

Thường được dùng trị mụn nhọt, ghẻ ngứa, sản hậu huyết ứ đau bụng, nôn mửa, kiết lỵ, viêm kết mạc, thổ huyết, ói ra máu

Nhài dây: làm nước uống hạ sốt

Cây mọc ở rừng đồng bằng, từ Khánh Hoà tới Côn Đảo. Ở Campuchia, thân cây được dùng làm thứ nước uống hạ sốt.

Giần sàng, cây thuốc chữa liệt dương

Thường dùng chữa liệt dương, phụ nữ lạnh tử cung, khí hư, xích bạch đới, lưng gối mỏi đau

Câu đằng lá thon: trị trẻ em sốt cao

Móc câu trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, bệnh cao huyết áp, đau đầu do thần kinh

Náng: lợi tiểu và điều kinh

Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.

Ổ rồng: giã đắp dùng bó gãy xương

Cây Ổ rồng (Platycerium grande) là một loài dương xỉ đặc biệt với hình dáng độc đáo. Nó được biết đến với khả năng làm cảnh và các ứng dụng trong y học dân gian.

Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai

Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.

Mao lương: tiêu phù tiêu viêm

Cây có tác dụng tiêu phù, tiêu viêm, trừ sốt rét, điều kinh, lợi sữa. Lá làm rộp da, khi dùng các bộ phận của cây tươi xát vào da, sẽ tạo ra một mảng đỏ thắm, sau đó phồng lên.

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Muối (cây): dưỡng huyết giải độc

Rễ, lá có vị mặn, tính mát; có tác dụng dưỡng huyết giải độc, hoạt huyết tán ứ. Vỏ rễ cũng có vị mặn, chát, tính mát, có tác dụng tán ứ, sinh tân, tiêu viêm giải độc, chỉ huyết, lợi niệu.

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Mắt gà, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc hoang dại ở các băi cỏ ven đường, các tỉnh miền núi như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch phơi khô để dùng

Gừng dại, cây thuốc chữa lỵ mạn tính

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính

Hồ lô ba, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thuốc bổ dưỡng chung nhất là bổ thận, Ở Trung Quốc dùng trị tạng thận hư yếu, đau dạ dày, đau ruột, chân sưng, đi lại khó khăn do ẩm thấp

Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm

Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da