- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải thìa: lợi trường vị
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải thìa, Cải bẹ trắng, Cải trắng - Brassica chinensis L., thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả
Cây thảo sống 1 năm hoặc 2 năm, cao 25 - 70cm, với 1,5m. Rễ không phình thành củ. Lá ở gốc, to, màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc; phiến hình bầu dục nhẵn, nguyên hay có rãng không rõ, men theo cuống, tới gốc nhưng không tạo thành cánh; các lá ở trên hình giáo. Hoa màu vàng tươi họp thành chùm ở ngọn; hoa dài 1 - 1,4cm, có 6 nhị. Quả cải dài 4 - 11cm, có mỏ; hạt tṛòn, đường kính 1 - 1,5mm, màu nâu tím. Ra hoa vào mùa xuân. Có nhiều giống trồng hoặc thứ; có loại có lá sít nhau tạo thành bắp dài (var. cylindrica) có loại có lá sít thành bắp tròn (var. cephalata); có loại không bắp có ít lá sát nhau (var. laxa).
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Brassicae Chinensis.
Nơi sống và thu hái
Loài của Trung Quốc, được nhập trồng. Trước đây ở nước ta đã có giống Cải Trung Kiên, Cải Nhật tân và Hà Nội; từ năm 1965 - 1966, ta nhập các giống của Trung Quốc như Cải trắng Hồ Nam, Cải trắng lá vàng, Cải trắng lá thẫm, Cải trắng tai ngựa, Cải trắng Trạm Giang. Còn có Cải trắng lớn, cuống dài của Nam Kinh, Hàng Châu, Giang tô. Cải đầu vụ đông, Cải lùn, Cải Vân dài vv... Nhiệt độ thích hợp là 10 - 27oC. Có thể trồng quanh năm, từ đồng bằng đến núi cao, trừ những tháng quá nóng. Loại rau này ít nồng hơn cải bẹ xanh.
Thành phần hóa học
Cải thìa có nhiều vitamin A, B, C. Lượng vitamin C của nó rất phong phú, đứng vào bậc nhất trong các loại rau. Sau khi phơi khô, hàm lượng vitamin C vẫn còn cao.
Tính vị, tác dụng
Cải thìa là thực phẩm dưỡng sinh, ăn vào có thể lợi trường vị, thanh nhiệt, lợi tiểu tiện và ngừa bệnh ngoài da. Cải thìa có tác dụng chống scorbut, tạng khớp và làm tan sưng. Hạt Cải thìa kích thích, làm dễ tiêu, nhuận tràng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cây trồng để lấy lá làm rau xanh. Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa. Người ta thường sử dụng Cải thìa:
Làm thuốc thanh nhiệt: Người bị bệnh nội nhiệt nặng thiếu tân dịch, môi khô ráo hay lưỡi sinh cam, chân răng sưng thũng, kẽ răng chảy máu, họng khô cứng; thường gọi là bệnh tân dịch không đủ, nội hoả bốc lên; mà nguyên nhân là do thiếu vitamin C. Có thể dùng Cải thìa làm nguồn cung cấp vitamin C sẽ giúp điều trị bệnh này. Nấu canh rau Cải thìa ăn sẽ có tác dụng thanh hoả rất tốt.
Nước ép Cải thìa có lợi cho trẻ em trị nội nhiệt: Trẻ em bú sữa bò thường có bệnh nội nhiệt, cũng là thiếu vitamin C. Như khoé mắt có nhử dính, ghèn mắt dính chặt, mi mắt hoặc môi khô hồng, luôn luôn chúm môi lại, thở, ngủ không được, khóc cả đêm. Chỉ cần lấy Cải thìa dầm nát, cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước, sau nấu sôi lên đợi âm ấm, đút cho uống hoặc đổ vào bình sữa cho trẻ em mút. Sau 1 tuần, hiện tượng nội nhiệt mất dần.
Trị bệnh hoại huyết: Dùng Cải thìa tươi hoặc khô nấu ăn như rau tươi để đảm bảo dinh dưỡng bình thường và phòng chống bệnh hoại huyết, nhất và đối với người đi các tàu viễn dương xa đất liền nhiều ngày. Người ta biết được điều này từ cách đây 700 năm.
Bài viết cùng chuyên mục
Mặt quỷ: chữa đau bụng
Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.
Keo Ả rập: thuốc làm se tạo nhầy
Keo Ả Rập, hay còn gọi là gum arabic, là một chất kết dính tự nhiên được chiết xuất từ nhựa cây Acacia. Nó đã được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thực phẩm đến dược phẩm.
Mây mật, làm thuốc hút độc
Cây mọc ở rừng, tới độ cao 1000m ở Hà Giang đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho tới Lâm Đồng, Đồng Nai. Cũng thường trồng khắp vùng nông thôn ở nước ta
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Mận rừng: trị ghẻ ngứa
Cây mọc hoang trên các đồi cây bụi, trên đất lateritic ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Ninh Bình. Thu hoạch rễ và vỏ rễ quanh năm.
Giẻ, cây thuốc chữa đẻ khó
Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa, Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó
Bạc thau hoa đẩu, cây thuốc chữa rong kinh
Lá dùng chữa rong kinh, rong huyết, thường phối hợp với Ngải cứu và Nụ áo hoa tím. Còn dùng chữa gãy xương, đau gân
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho
Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.
Chóc máu: chữa viêm khớp đau lưng mỏi bắp
Chóc máu là một loại cây thuốc quý có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Muỗm leo, chữa bệnh eczema
Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình
Dung lá táo: cây thuốc trị cảm sốt
Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lá đơn hình bầu dục hoặc hình trứng, mép có răng cưa.
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Cỏ cò ke: tinh dầu thơm
Cỏ cò ke, với tên khoa học Pycreus substramineus, là một loài cỏ thuộc họ Cói, nổi bật với thân rễ chứa tinh dầu thơm.
Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.
Mức hoa đỏ: thuốc uống lợi tiểu
Loài đặc hữu của miền Trung Việt Nam, từ Quảng Nam - Đà Nẵng tới Khánh Hoà, Đắc Lắc, Ninh Thuận. Lá được nấu lên dùng làm thuốc uống lợi tiểu.
Cỏ đuôi lươn: dùng chữa sản hậu
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng trị ghẻ, nấm, ở Việt Nam, người ta sắc nước cho phụ nữ có mang uống; có nơi còn dùng chữa sản hậu.
Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh
Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng
Cánh nỏ: cây thuốc
Chỉ mới biết qua kinh nghiệm dân gian dùng rút mảnh đạn
Kỳ nam kiến: thuốc chữa đau gan
Kỳ nam kiến là một loài thực vật ký sinh, thường bám trên các cây gỗ lớn trong rừng. Củ của cây có hình dạng đặc biệt, nhiều gai nhọn, bên trong chứa nhiều lỗ nhỏ là nơi trú ngụ của kiến.
Náng hoa đỏ: gây buồn nôn
Hành được dùng trị bỏng, chín mé, nhọt, có khi được dùng như Náng hoa trắng trị tê thấp, phù thũng.
Nhị đinh răng nhỏ: tiêu viêm và lợi niệu
Nhị Đinh Răng Nhỏ thường mọc hoang ở các vùng rừng núi và được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Bách bệnh, cây thuốc chữa huyết kém
Quả hình trứng, hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa hoa quả tháng 3 đến tháng 11
Lan hài đốm, thuốc thanh nhiệt tán ứ
Vị đắng, chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt tán ứ, tiêu thũng giải độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Trung Quốc, người ta dùng cây trị rắn cắn
Bạch đậu khấu, cây thuốc chữa đau bụng lạnh
Thường dùng trị bị nhiễm lạnh đau bụng, khí trệ, bụng đầy trướng, nôn oẹ, hoặc sáng ăn tối nôn, ăn không tiêu, đau bụng ỉa chảy, hay ợ hơi, trúng độc rượu