- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo: thanh nhiệt nhuận thấp
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải thảo hay Cải bắp dài, Cải bao, Cải trắng cuốn lá - Brasica pekinensis Rupr., thuộc họ Cải - Brassicaceae. Sách Trung Quốc ghi là Tùng, Hoàng uỷ thái; người Trung Quốc còn gọi là Cải Thiên tân.
Mô tả
Cây thảo hai năm cao 30 - 40cm, không lông, có khi ở mặt dưới trên gân chính có lông. Lá chụm ở đất, nhiều, hình bầu dục hoặc trứng rộng ngược, dài 30 - 60cm, rộng bằng 1/2 dài, đầu tròn, mép gợn sóng, có khi có răng không rõ, đầu giữa rộng màu trắng, gân bên thô và nhiều; cuống lá màu trắng, dẹp, rộng 2 - 8cm, phía mép có khi có cánh. Lá ở phía trên hình trái xoan đến ngọn giáo. Hoa màu trắng, dài 8mm. Quả cải dài 3-6cm, rộng 3mm; hạt hình cầu, hình trụ tròn 1 - 1,5cm, màu nâu hạt dẻ.
Bộ phận dùng
Cây, hạt - Herba et Semen Brassicae pekinensis.
Nơi sống và thu hái
Cải thảo là loại rau chủ yếu của miền Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, vào 2 mùa xuân và thu. Ta cũng nhập trồng nhiều ở miền Bắc và ở Đà Lạt vào vụ đông.
Tính vị, tác dụng
Cải thảo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng hạ khí, thanh nhiệt nhuận thấp, tức là làm mềm cổ họng, bớt rát, đỡ ho; lại bổ ích trường vị, là loại rau ngon chứa nhiều vitamin A, B, C, E.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Có thể dùng nấu canh ăn như các loại rau cải khác, làm nước canh cơ bản trong bữa ăn; cũng có thể nấu canh với jambông, gà, vịt, xương lợn. Cũng có thể lấy lõi bắp cuộn lại ở phía trong màu trắng và mềm dùng ăn sống, dầm muối thành nguyên liệu chủ yếu của món nộm dùng ăn cơm, ăn cháo; hoặc trộn dầu giấm như rau xà lách. Cải thảo nấu lẩu hoặc xào ăn đều ngọt cả.
Cải thảo dùng chữa sốt: Người bị bệnh trường nhiệt, bệnh sốt rét và các bệnh có sốt lâu, thường thường khi sốt không muốn ăn uống, dùng Cải thảo nấu canh cho người bệnh ăn. Có thể tuỳ ý thêm giá đậu xanh hoặc giá đậu nành, cà, rau dừa, rau cần, nấu chung, canh ăn bổ lại hạ sốt.
Cải thảo lợi tiểu tiện: Người bị bệnh viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, tiểu tiện không bình thường, đau buốt; có thể dùng rau Cải thảo hoặc Rau cần hai vị nấu canh hoặc nấu chín lấy nước uống liền vài ngày.
Ghi chú
Cải thảo có thể xắt khúc nhỏ đem tẩm xì dầu để phơi khô cất ăn dần, dùng để nấu canh thịt, hấp cá, ăn hủ tiếu, ăn thịt bò viên. Cuống Cải thảo có thể xắt miếng, lẫn với cà rốt, đem muối (thêm hành, tỏi, bột ớt, nước gừng), có vị chua chua, ngon ngọt, cay cay, nồng nồng...
Bài viết cùng chuyên mục
Mắt trâu, làm dịu đau
Hoa trăng trắng hay vàng xanh, thành cụm hoa phủ lông len, ngắn hơn lá; cánh hoa có lông cứng. Quả dạng bầu dục nạc, màu đo đỏ, cam hay hung rất thơm
Ô rô lửa hoa cong: dùng trị chứng bệnh đau đầu chóng mặt
Ở Trung Quốc rễ cũng được dùng trị chứng bệnh lâu dài khó chữa, chứng phát lạnh phát nóng, đau đầu chóng mặt, ngực bụng có báng.
Lục lạc mụt, trị bệnh sốt
Ở Xri Lanca, người ta cũng dùng cây đắp ngoài trị ghẻ và phát ban da và dùng uống với liều rất thấp làm tiết mật. Nói chung, người ta hạn chế dùng loài này làm thuốc
Đơn kim: cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Cây thảo sống hàng năm: Thân mảnh, có lông, cao khoảng 30-100cm. Lá: Đối diện, hình mác, mép có răng cưa. Hoa: Cụm hoa đầu, màu vàng. Quả: Hình dẹt, có nhiều gai nhỏ.
Nam xích thược, dùng trị cảm gió
Dân gian dùng trị cảm gió, chân tay lạnh: Nam xích thược, rễ Cam thảo cây, Hoắc hương, Tía tô, Ngải cứu, Dây gân, Rau Dền gai, mỗi thứ một nắm, sắc uống
Liễu tường hoa đỏ, thuốc trị ho
Công dụng, chỉ định và phối hợp Cành dùng làm thuốc trị ho, cảm, Ở Trung Quốc, cành lá được dùng trị đòn ngã gẫy xương
Chóc móc: thường được dùng chế làm trà uống
Cây của miền Đông Dương và Malaixia mọc hoang ở độ cao 400 đến 800m nhiều nơi ở miền Nam nước ta. Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi
Ca cao: trị phù thũng và cổ trướng
Người ta thường ủ hạt để chế bột ca cao và làm sôcôla, nhân hạt được dùng trị phù thũng và cổ trướng.
Hoa tiên, cây thuốc bổ
Người ta dùng rễ và lá làm thuốc bổ, tăng cường thể lực, Lá còn được dùng chữa ăn uống khó tiêu, đau bụng
Lài trâu lá nhỏ, thuốc dạ dày
Cụm hoa xim hay chùm ở nách lá. Hoa màu trắng, có cuống dài, thõng. Quả gồm hai quả đại rẽ ra, dạng túi, hơi dài, nhọn mũi, nhẵn
Măng cụt, trị ỉa chảy và kiết lỵ
Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén
Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp
Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.
Mạc tâm, chữa kiết lỵ
Cây mọc ở đất ẩm, dựa nước ở các tỉnh phía nam và Đồng Nai, Sông Bé đến Đồng Tháp, An Giang, Dân gian dùng vỏ thân sắc uống chữa kiết lỵ, quả nấu nước rửa vết thương
Chẹo: lá có độc đối với cá
Cây mọc hoang trong rừng trung du miền Bắc từ Bắc Thái, Hà Bắc, Hà Tây qua Nghệ An, tới Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng, Kontum
Giọt sành, cây thuốc trị tắc nghẽn ruột
Ở Việt Nam, gỗ chẻ mỏng nấu nước như Chè, dùng chữa tê thấp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ nấu uống khai vị và trị tắc nghẽn ruột và cũng như ở Philippin
Quăng: dùng trị sốt và bệnh ngoài da
Ở Ấn Độ vỏ rễ được dùng trị sốt và bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc chống nôn mửa, Ở Thái Lan, vỏ thân dùng trị hen suyễn và trị ỉa chảy; gỗ được xem là bổ, dùng trị bệnh trĩ.
Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc
Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau
Bạc thau đá, cây thuốc trị ho
Hoa có 5 lá đài có lông, tràng hình chuông, nghiêng, màu trắng hay màu hoa cà; nhị sinh sản 2, có chỉ nhị ngắn, đính ở góc ống tràng; bầu nhẵn hoặc hơi có lông
Ngấy lá lê: cường cân cốt
Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Trung Quốc và Việt Nam. Thường gặp ở Cao Nguyên tới 2000m từ Ninh Bình tới Lâm Đồng.
Mai chiếu thuỷ: dùng để ướp thơm
Cây của miền Đông Dương, thường trồng chủ yếu làm cảnh. Ra hoa hầu như quanh năm, Ở Campuchia, hoa của Mai chiến thuỷ có mùi thơm của hoa nhài, được dùng để ướp thơm nước phép.
Chua me đất: làm thuốc mát thông tiểu và trị bệnh scorbut
Chua me đất, với tên khoa học Oxalis acetosella, là một loài cây nhỏ bé nhưng mang nhiều giá trị dược liệu.
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ
Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật
Cỏ lá xoài: cây thuốc sát trùng vết thương
Chỉ mới được dùng qua kinh nghiệm dân gian, Ở Cần Thơ dùng sát trùng vết thương và dùng xát vết thiến heo cho mau lành, Ở Minh Hải, dùng chữa băng huyết và ở Tiền Giang dùng chữa sưng tấy