- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải soong: trị chứng ăn mất ngon
Cải soong: trị chứng ăn mất ngon
Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải soong hay Cải xoong, Xà lách xoong - Rorippa nasturtium - aquaticum (L.) Hayek ex Mansf. (Nasturtium officinale R. Br.), thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả
Cây thảo sống nhiều năm, có thân bò dài tới 40cm, phân nhánh nhiều, đâm rễ ở các đốt, cả trong đất lẫn trong nước. Lá mọc so le, kép lông chim, có 3 - 9 lá kép hình trứng không đều, thuỳ tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai bèo, màu lục sẫm. Hoa nhỏ, màu trắng, họp thành chùm ở đầu cành. Quả cải hình trụ, chứa nhiều hạt đỏ.
Ra hoa tháng 4 - 5.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Rorippae Nasturtii.
Nơi sống và thu hái
Cây có nguồn gốc ở châu Âu được nhập vào trồng ở nước ta từ cuối thế kỷ 19. Cây ưa đất mát và có nhiều nước chảy nhẹ. Ta trồng nhiều làm rau ăn vụ đông xuân; cũng gặp phát tán hoang dại ở lòng suối nước chảy, nước nhiều oxygen. Có thể thu hái toàn cây quanh năm.
Thành phần hóa học
Người ta đã biết trong Cải soong có 93,7% nước, 2,8% protid, 1,4% glucid, 2% cellulose, 0,8% tro, 89mg% calcium, 28mg% phosphor, 1,6mg% sắt, 15 - 45mg% iod, 25mg% vitamin C. Còn có một số chất khác như một heterosid có sulfur là gluconasturtiosid hay gluconasturtin thường ở dưới dạng muối K; chất này bị thuỷ phân dưới tác dụng của men myrosin để tạo ra một phân tử glucose, một phân tử sulfat acid K và một phân tử isothio - cyanat phenylethyl; chất sau này là một tinh dầu, dưới dạng một chất lỏng không màu, rất ít tan trong nước, tan trong cồn ether, chloroform, nó cho mùi của Cải soong.
Tính vị tác dụng
Cải soong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế tư dưỡng. Từ thời Thượng cổ, Hippocrat cho là nó có tính long đờm. Dioscoride cho biết nó có tính lợi tiểu. Từ thời Trung cổ, người ta dùng nó làm thuốc lọc máu và trị bệnh đường hô hấp. Từ thế kỷ 16, các tính chất như lợi tiểu, làm ngon miệng, chống hoại huyết đã được nói đến. Ngày nay ta biết Cải soong là một loại rau tốt cho cơ thể. Trước hết, nó có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hoá, cung cấp chất khoáng cho cơ thể, chống thiếu máu, chống bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho. Nó còn làm ra mồ hôi, trị giun và giải độc nicotin.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Cải soong được dùng làm thuốc uống trong trị chứng ăn mất ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường hô hấp, cảm cúm, sỏi mật, các bệnh về gan mật, sỏi thận và các bệnh đường tiết niệu; ký sinh trùng đường ruột; thấp khớp, thuỷ thũng, đái đường và ung thư.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da: eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi răng.
Có thể dùng tươi ăn sống như xà lách, hoặc giã ra lấy nước cốt uống, lấy dịch xoa, làm thuốc xức. Cũng có thể hãm uống. Liều dùng 50 - 100g.
Đơn thuốc
Nóng bức mùa hè, người mệt, hắt hơi, dùng Cải soong, một nắm (60g), rửa sạch, vò hay giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống.
Trị giun, giải độc, lợi tiểu, dùng Cải soong tươi giã nát lấy nước cốt uống, hoặc dùng một nắm Cải soong, 3 củ Hành tây, 2 củ cải cho vào 1 lít nước, sắc lấy nước uống ngày 2 ly giữa các bữa ăn.
Tàn nhang, dùng 3 phần dịch Cải soong, 1 phần mật ong quậy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.
Ghi chú
Người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều Cải soong. Nước dịch của Cải soong dùng súc miệng làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng.
Bài viết cùng chuyên mục
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Chà là: thuốc chữa ỉa chảy và say rượu
Quả có hương vị của quả chà là, dùng ăn được. Chồi của cây tạo thành một loại cổ hũ như dừa, có hương vị thơm ngon
Ba gạc lá to: cây thuốc chữa tăng huyết áp
Thường dùng điều trị bệnh tăng huyết áp, giảm triệu chứng loạn nhịp tim trong bệnh cường giáp, Dùng ngoài trị ghẻ lở và bệnh ngoài da, nhất là bệnh mẩn ngứa khắp người.
Cỏ luồng: cây thuốc thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu
Trị xuất huyết, dùng Cỏ luồng phối hợp với rễ cây Muối 60g, sắc nước uống, Lỵ trực trùng, dùng Cỏ luồng phối hợp với Tai tượng Úc, Thằn lằn đều 30g sắc uống
Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích
Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm
Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.
Cam đường: điều trị bệnh ghẻ
Cây nhỡ mọc thành bụi, cao tới 3m, có gai dài tới 4cm. Lá đơn, cứng và hơi dài, hình bầu dục rộng hay trái xoan ngược, dài khoảng 7cm, rộng 5cm
Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm
Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn
Hoắc hương nhẵn: cây thuốc trị ho ra máu
Hoắc hương nhẵn, với tên khoa học là Agastache rugosa, là một loại cây thảo dược quý hiếm, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ho ra máu.
Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc
Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ
Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian
Bùng chè: chữa viêm phế quản
Gỗ nghiền thành bột, dùng quấn thành điếu như thuốc lá để hút chữa viêm phế quản và viêm niêm mạc mũi.
Lục lạc trắng: trị viêm niệu đạo
Ở Trung Quốc, vỏ và cây được dùng trị viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm gan, viêm dạ dày ruột, lỵ, viêm nhánh khí quản, viêm phổi, sốt rét; dùng ngoài trị mụn nhọt độc lở ngứa.
Mè đất nhám, chữa cảm sốt
Mè đất nhám có vị đắng cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng giải cảm, làm ra mồ hôi, hoá đàm ngừng ho, lại có tác dụng tiêu viêm giảm đau sát trùng
Ngọc trúc: dưỡng âm, nhuận táo
Ngọc trúc có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân chỉ khát
Chay Bắc bộ: để chữa ho ra máu thổ huyết
Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm
Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc
Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang
Cà gai leo, trị cảm cúm
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu
Cọ sẻ: hạt làm tiêu ung thư
Nhân giống bằng hạt, thu hái hạt suốt mùa thu và mùa đông, phơi khô cất dành, thu hái lá và rễ quanh năm, rửa sạch và phơi khô
Chỉ thiên giả: dùng làm thuốc chữa cảm gió
Thường dùng làm thuốc chữa cảm gió, cam tẩu mã, hen suyễn, Lá dùng làm thuốc trị giun; còn dùng phối hợp với Trang đỏ, tán bột cuốn như điếu thuốc lá để hút trị mũi có mủ.
Lấu ông: cây thuốc
Lấu ông, một loài cây thuộc họ Cà phê, là một loại dược liệu quý giá trong y học cổ truyền. Cây thường được tìm thấy ở các vùng rừng núi và được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên
Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc
Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu
Khoai dái, thuốc tiêu viêm
Trong y học cổ truyền, thường dùng Dái củ, Nó có vị đắng, tính bình, có tác dụng tiêu viêm, tiêu sưng, long đờm, cầm máu
Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan
Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.