Cải rừng tía, làm mát máu

2018-04-21 06:40 PM
Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải rừng tía, Rau cẩn, Rau bướm, Hoa tím ẩn - Viola inconspicua Blume. thuộc họ Hoa tím - Violaceae.

Mô tả

Cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, dài 2,5 - 5cm, rộng 2 - 4cm, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng thưa không đều; cuống lá dài 7 - 9cm (gấp 2 - 3 lần phiến); lá kèm màu nâu, mép nguyên, nhọn. Hoa mọc ở nách lá trên một cuống dài 3,5 - 4cm; 5 lá đài màu lục, 5 cánh hoa màu tía hay trắng. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong xuống như hình con býớm. Quả hình cầu, có 3 cánh. Hạt rất nhỏ, hình trứng ngược, màu nâu nhạt.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Violae Inconspicuae

Nơi sống và thu hái

Cây mọc ở nhiều nơi, thường gặp ở các bãi suối có cát, ven rừng nơi ẩm, các nương rẫy cũ ẩm, nhiều ánh sáng ở các vùng phía bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, trên độ cao 500m - 1700m.

Thành phần hóa học

Cải rừng tía chứa 88% nước, 2,4% protid, 7,2% glucid, 1,2% xơ, 1,2% tro, 3,5mg% caroten và 31mg% vitamin C.

Tính vị, tác dụng

Cải rừng tía có vị đắng nhạt, hơi the, tính mát; có tác dụng làm mát máu, giải độc, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Các phần non của cây dùng làm rau ăn luộc, xào, hay nấu canh. Cây còn được dùng chữa viêm họng, đau mắt viêm tuyến vú và sưng lở. Liều dùng 40 - 80g cây tươi hay 20 - 40g cây khô sắc uống. Ngoài dùng lá tươi giã đắp chỗ sưng đau.

Đơn thuốc

Lương y Lê Trần Đức cho biết một số ứng dụng của Cải rừng tía:

Chữa quai bị: Lá cải rừng tía 40g, phèn chua 4g, giã nhỏ đắp.

Chữa viêm tiền liệt tuyến: Cải rừng tía 40g, Mã đề, Hải kim sa mỗi vị 20g, sắc uống.

Chữa tràng nhạc, mụn mạch lươn hay bị kết hạch, dùng Cải rừng tía 40g sắc uống và giã đắp ngoài.

Chữa ngộ độc, dùng Cải rừng tía giã ra lấy 50ml nước cốt uống thì mửa ra, uống nhiều thì mửa hết.

Ghi chú

Còn loại Cải rừng trắng hay Rau cẩn nhẵn - Viola arcuata Blume mọc ở vùng cao Sapa, Đà Lạt, trên các bãi ẩm, nương rẫy cũ và vách đá ẩm, cũng được dùng làm rau ăn ghém, hoặc xào hay nấu canh.

Bài viết cùng chuyên mục

Chan chan: xông hơi để trị sưng phồng cẳng chân

Cây mọc phổ biến ở Nam Trung Bộ, trong các rừng còi từ Khánh Hoà đến Ninh Thuận. Còn phân bố ở Campuchia, Thái Lan.

Cao căng lá nhỏ: trị bán thân bất toại

Thân rễ cũng được dùng thay Mạch môn trị ho kinh niên, tê thấp, bán thân bất toại, mệt mỏi, còi xương

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang

Cau chuột Bà na: cây thuốc

Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu

Cần dại: trị phong thấp

Cũng có thể dùng như một số loài Heracleum khác của Trung Quốc, chẳng hạn như Heracleum moellendorffii Hace.

Đại quản hoa ba màu: cây thuốc gây sổ

Ở nước ta, cây phân bố từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tây, Ninh Bình, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Ở Hà Nội, thường gặp ký sinh trên cây sấu.

Bạch đàn trắng, cây thuốc chữa ỉa chảy

Khi áp dụng làm chất gây săn trong chảy máu hoặc trường hợp thanh quản bị đau, gôm được trộn lẫn với một lượng tương đương tinh bột

Mà: chữa bệnh chóng mặt nhức đầu

Ở Campuchia người ta khai thác vỏ để ăn trầu, còn dùng để chữa bệnh chóng mặt, nhức đầu. Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ và rễ làm thuốc thu liễm.

Lộc mại nhỏ: trị táo bón

Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.

Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày

Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần

Quế lá hẹp: dùng trị phong thấp

Ở Trung Quốc, lá và rễ dùng trị phong thấp, đòn ngã và gẫy xương, liều dùng uống 8 đến 12g ngâm rượu, dùng ngoài, lấy lá nấu nước rửa và giã nát thêm ít rượu đắp.

Mộc: dùng làm thuốc trị đau răng

Hoa cũng có thể dùng nấu với dầu vừng làm một loại mỹ phẩm thơm cho tóc. Vỏ cũng dùng nấu nước uống để làm cho sáng mắt và tăng sắc đẹp.

Kim đồng, thuốc làm chắc vi huyết quản

Chuỳ hoa ở ngọn, hoa màu vàng tươi, cánh hoa có móng, nhị 10 có chỉ nhị màu vàng chuyển dần sang màu đỏ, vòi nhuỵ 3, rời nhau. Quả hạch to 5mm

Bạch đàn nam: cây thuốc trị ho máu

Cây của vùng Viễn đông tới Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc trong các lùm bụi, rừng bình nguyên ở nhiều nơi, thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Húng chanh, thuốc trị cảm cúm, ho hen

Húng chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc

Đầu rùa, cây thuốc chữa nứt lẻ

Loài của Việt Nam và Thái Lan, Ở nước ta, cây Đầu rùa mọc ở những chỗ trống nhiều nắng các tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà, Ninh Thuận

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Mua lông: trị bệnh bạch đới và ỉa chảy mạn tính

Đồng bào dân tộc huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng dùng lá để tắm rửa khi bị phát ban da do nhựa của cây Bangcal, thuộc chi Buchanania trong họ Đào lộn hột.

Gội nước, cây thuốc chữa đau lách và gan

Ở Ân Độ, vỏ cây được dùng chữa đau lách và gan, u bướu và đau bụng, Dầu hạt dùng làm thuốc xoa bóp trị thấp khớp

Nấm rơm: cây thuốc tiêu thực khử nhiệt

Với hương vị thơm ngon đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, nấm rơm đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn truyền thống.

Ô rô nước: trị đau lưng nhức mỏi tê bại

Rễ có vị mặn chua, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm và làm long đờm, cây có vị hơi mặn, tính mát, có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu sưng, giảm đau.

Đinh lăng, cây thuốc giải độc bổ huyết

Trong rễ có glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, vitamin B1. Trong thân và lá cũng có nhưng ít hơn

Ngút to: làm long đờm

Quả chữa nhiều chất nhầy rất dính, có thể dùng làm keo. Có thể dùng làm thuốc dịu, làm long đờm và thu liễm như Ngút Wallich.