- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Cải rừng bò: thanh nhiệt giải độc
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải rừng bò, Hoa tím tràn lan - Viola diffusa Ging. ex DC., thuộc họ Hoa tím - Violaceae.
Mô tả
Cây thảo có lông mềm ngắn. Thân bồ dạng thảo hay gần hoá gỗ, nom như những thân thật. Lá phần nhiều thành túm, hình bầu dục xoan, tù hay gần nhọn; các lá đầu tiên hình tim ở gốc, các lá khác hình tim hay cụt hoặc thót nhọn, hơi khía lượn; cuống lá dài, có cánh; lá kèm rời, hẹp, có răng rõ. Hoa màu tím, trăng trắng hay màu tía nhạt; lá đài gần nhọn; cựa ngắn, gần hình cầu; vòi mảnh. Quả nang tù, không lông.
Cây ra hoa tháng 2 - 4.
Bộ phận dùng
Toàn cây - Herba Violae Diffusae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc ở vùng rừng Lào Cai (Sapa, Mông Sến), Hoà Bình (Vụ Bản) trên đất ẩm. Thu hái toàn cây vào cuối mùa xuân, hè và thu, phơi khô hay dùng tươi.
Tính vị tác dụng
Vị nhạt, cay, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ tiêu sưng, rút mủ lên da, làm trong phổi, khỏi ho.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị: 1. Viêm gan; 2. Viêm màng tiếp hợp cấp; 3. Ho gà, trẻ em ho khan, ho có đờm do phong nhiệt. Dùng ngoài trị viêm vú cấp, zona, mụn nhọt sâu quảng, rắn độc cắn, đòn ngã tổn thương, gẫy xương. Liều dùng 15 - 30g, có thể dùng đến 40g, sắc uống.
Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ, giã tươi cho nát đắp hoặc dùng cây khô tán bột rắc, bôi xoa.
Đơn thuốc
Chữa viêm màng tiếp hợp, dùng Cải rừng bò tươi, giã nát đắp vào thái dương về phía mắt đau. Thay đổi vài lần trong ngày. Đồng thời dùng 30g nấu nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cẩm: tác dụng chống ho
Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng
Mãn sơn hương: tiêu viêm chỉ huyết
Vị cay, chát, tính ấm, có tác dụng thư cân hoạt huyết, tiêu viêm chỉ huyết, giải độc, dưỡng huyết và thanh nhiệt, dùng trị ngoại thương xuất huyết, đòn ngã tổn thương và gẫy xương.
Lan bạch hạc, thuốc ngưng ho long đờm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị xương gãy cơ bắp bị thương, đòn ngã tổn thương, lao phổi viêm phổi, viêm khí quản, viêm nhánh quản
Na leo, chữa cam sài
Dân gian dùng dây và rễ chữa cam sài trẻ em, làm cho ăn ngon, lành mạnh gân cốt và cũng dùng chữa động kinh, tê thấp. Dây lá có thể sắc uống trị kiết lỵ
Nhài gân: đắp vào vết rắn cắn
Dịch chiết từ cây có vị đắng, không mùi, có thể dùng khai thông khi dùng ngoài cũng như khi dùng trong
Chìa vôi mũi giáo: cây thuốc trị phong thấp
Dây và thân được dùng ở Vân Nam Trung Quốc trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.
Ghi lá xoan, cây thuốc tắm khi bị sốt
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Dân gian dùng cây này nấu nước tắm cho trẻ em 2, 3 tuổi bị sốt
Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ
Cau chuột Bà na: cây thuốc
Loài đặc hữu trong rừng rậm trên núi ở miền Trung Việt Nam, Lõi thân có bột dùng ăn được. Quả dùng ăn trầu
Chò nhai: chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc
Ở Ấn Độ, người ta dùng loài A latifolia để chữa các vết cắn của bò cạp và rắn độc, Nhân dân một số nơi ở An Giang dùng vỏ cây để chữa bệnh bán thân bất toại
Năng ngọt, thuốc tiêu đờm
Thân gốc phơi khô dùng làm đệm hoặc làm giấy quyển. Cũng được sử dụng làm thuốc tiêu đờm, giải nhiệt, mạnh dạ dày, sáng mắt, dùng chữa trẻ em bị tích, phát nóng
Hương nhu trắng: thuốc giải cảm nhiệt
Cũng dùng như Hương nhu tía làm thuốc giải cảm, làm ra mồ hôi, Đặc biệt là cây thường được trồng nhiều lấy ra cất tinh dầu có mùi thơm như tinh dầu Đinh hương.
Bí kỳ nam: lợi tiểu tiêu viêm
Cây mọc hoang, bám vào các cây gỗ trong rừng thứ sinh ở miền Nam nước ta. Thu hái thân, thái mỏng, phơi đến gần khô thì phơi tiếp trong râm.
Chân danh Trung Quốc: dùng thay vị đỗ trọng
Loài phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Ninh Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Đà Nẵng, Khánh Hoà. Thu hái vỏ quanh năm.
Bèo hoa dâu, chữa sốt chữa ho
Cây mọc hoang dại trên các ruộng lúa, ao hồ và cũng được trồng làm phân xanh bón lúa, làm thức ăn cho vịt. Cây sinh sản rất nhanh, tạo thành một thảm màu lục trên mặt nước
Ngấy lá tim ngược: tiêu thũng chỉ thống
Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng làm thuốc khư thấp, giải độc. Rễ trị đau răng, viêm hầu họng, gân cốt đau nhức, kinh nguyệt không đều.
Giềng Giềng, cây thuốc trị ỉa chảy và kiết lỵ
Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
Nhài leo: dùng rễ để trị nấm tóc
Cây nhỡ leo, cành non vuông, có lông như phấn. Lá có phiến bầu dục thuôn, dài 4 - 7,5cm, rộng 2 - 3,5cm, chóp tù hay hơi lõm, gân phụ 4 - 5 cặp, mỏng, mặt trên nâu đen.
Hà thủ ô, cây thuốc chữa thận suy, gan yếu
Hà thủ ô có vị đắng chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, nhuận tràng
Cà độc dược cảnh: ngăn suyễn giảm ho
Cây của Mêhicô và Pêru được trồng làm cảnh, có nhiều ở Đà Lạt vì hoa đẹp quanh năm và thơm, nhất là vào buổi tối. Có thể nhân giống bằng cành giâm.
Kê huyết đằng núi, thuốc thông kinh hoạt lạc
Cũng như Kê huyết đằng nhưng hiệu lực kém hơn, Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc
Ngải hoa vàng, thanh nhiệt giải thử
Vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ chưng, triệt ngược, còn có tác dụng lợi tiêu hóa, lợi tiểu
Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích
Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.
Đậu bắp: cây thuốc lợi tiểu
Quả xanh cắt ra từng miếng, đun nóng trong canh hay nước chấm có chất nhầy thoát ra làm thức ăn đặc và có vị chua.
Cáp to: chữa phù và phát ban
Cây cáp to thường là cây nhỏ mọc đứng hoặc leo, có khi là cây gỗ lớn cao tới 12m. Cây có nhiều gai nhọn, nhánh non phủ lông vàng.