Cải hoang, long đờm ngừng ho

2018-04-20 03:30 PM
Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải hoang, Cải cột xôi, Cải ma lùn, Đình lịch - Rorippa indica (L.) Hiern (Nasturtium indicum (L.) DC.), thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Mô tả

Cây thảo cao 20 - 50cm, thân phân nhánh từ gốc, có rãnh, nhẵn hay có lông. Lá mọc từ rễ, có cuống, có 2 - 4 tai; còn những lá khác đơn, thu hẹp ở gốc thành cuống ngắn, thon lại ở chóp, khía tai bèo có răng ở mép. Hoa vàng, nhỏ, xếp thành chùm đứng ở ngọn; cánh hoa 4, dài hơn lá đài, nhị 4 dài, 2 ngắn. Quả cải dạng sợi, dài 2 - 2,5cm, rộng 1mm, có vòi nhuỵ dài 1mm, chia 3 van với 3 gân mảnh. Hạt xếp 2 dãy, hình tim, trái xoan dẹp, màu hung hung, rất nhỏ.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Rorippae, thường gọi là Hân thái.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng lục địa Đông Nam Á châu, mọc hoang ở rẫy, ruộng bỏ hoang, bãi sông, nơi ẩm ướt đến 2000m. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi.

Thành phần hóa học

Cây chứa rorifone, rorifamide. Còn có caroten, vitamin c.

Tính vị, tác dụng

Vị cay, tính ấm; có tác dụng làm long đờm, ngừng ho, hoạt huyết, lợi tiểu, giúp tiêu hoá, tiêu tích.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường dùng trị: 1. Cảm mạo phát sốt, đau họng; 2. Ho, viêm khí quản mạn tính; 3. Phong thấp cấp; 4. Viêm gan, giảm niệu; 5. Tiêu hoá không bình thường.

Cũng dùng chữa huyết hư kinh bế, mụn nhọt ung thũng và rắn cắn.

Liều dùng 15 - 30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài tuỳ lượng, lấy cây tươi giã đắp.

Đơn thuốc

Sốt nóng mùa hè, môi khô, nóng khát; đun sôi toàn cây Cải hoang lấy nước để uống thay trà.

Chữa bệnh cổ trướng, dùng Cải hoang sao 12g, Trần bì 12g, vỏ rễ Dâu (lấy lớp trắng) 24g, Gừng sống 3 lát, sắc uống lúc đói. Hoặc dùng riêng một vị Cải hoang, sao và tẩm rượu 7 lần, tán nhỏ, uống mỗi lần 2 - 3 thìa hoà với rượu vào lúc đói (Nam dược thần hiệu).

Chữa viêm gan thể giữ nước, viêm phổi tràn dịch màng phổi, ho suyễn ngực căng tức, phù tim mặt sưng thở gấp và viêm thận cấp, đái ít, phù to: Cải hoang 12g, Mạch môn chế bỏ lõi, Ý dĩ sao, Xa tiền, Ngưu tất, Mộc thông, Dành dành và Huyền sâm, đều 12g, sắc uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Gừa: cây thuốc trị cảm mạo

Rễ khí sinh dùng chữa cảm mạo, sốt cao, viêm amygdal, đau nhức khớp xương, đòn ngã tổn thương, Dùng 15, 30g, dạng thuốc sắc.

Đơn lào, cây thuốc chữa bệnh trĩ

Ở Campuchia, người ta gọi nó là Cây kim bạc, gốc rễ được dùng để chế thuốc chữa bệnh trĩ, rễ cũng được sử dụng trong y học dân gian

Găng tu hú: cây thuốc điều kinh

Rễ nghiền ra dùng duốc cá, Vỏ rễ và thân hãm uống để điều kinh, Quả dùng nhuộm vàng, lại dùng ngâm lấy nước trừ giun đất và đỉa.

Cà rốt: trị suy nhược

Củ Cà rốt được dùng làm thuốc uống trong trị suy nhược, rối loạn sinh trưởng, thiếu chất khoáng, còi xương, sâu răng, trị thiếu máu.

Mướp đắng: làm thuốc bổ máu

Mướp đắng, khổ qua, lương qua, với tên khoa học Momordica charantia L. là một loại cây thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng có vị đắng đặc trưng nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng và có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ

Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau

Nghể bún: dùng trị lỵ

Cây thường được dùng trị lỵ, xuất huyết, bệnh scorbut, vàng da, thấp khớp mạn tính. Rễ dùng trị ho và các bệnh về ngực.

Chua ngút hoa trắng: lá làm thuốc đắp trị chấn thương bầm giập

Cây chua ngút (Embeliaeta) là một loại cây dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Bời lời đắng: đắp lên vết đau

Ở Malaixia, lá cây luộc lên có thể dùng để đắp lên những vết đau, và mụn nhọt như một thứ cao dán

Huỳnh liên, thuốc trị sốt cao

Dân gian dùng rễ giã với nước muối, thêm nước chưng để uống trị sốt cao, Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuộc trị nọc độc, diệt chuột và trị bò cạp đốt

Muồng hoa đào: cho phụ nữ sinh đẻ uống

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Đông Nam và Nam Thái Lan qua Malaixia. Ở nước ta, cây thường được trồng trong các khu dân cư làm cảnh; có khi trồng trong các rừng thứ sinh.

Găng gai cong: cây dùng làm giải khát

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Campuchia, người ta dùng lá sấy trên than hãm uống làm nước giải khát.

Gừng, cây thuốc chữa bệnh tiêu hoá

Gừng là vị thuốc quen thuộc trong nhân dân ta để giúp cho sự tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi ỉa

Chanh trường: cây thuốc chữa ho viêm đau hầu họng

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa cảm mạo phát nhiệt, ho, viêm đau hầu họng, sốt rét, đau bụng, ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, tiểu tiện đỏ

Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh

Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Kim cang nhiều tán: thuốc trị kiết lỵ

Rễ giã ra với nước rỉ đường hay sữa bò đông đặc rồi thêm nước dùng uống trị kiết lỵ ra máu lẫn với phân và trị đau đường tiết niệu khi đái ra nước tiểu đen và đỏ.

Cóc kèn leo: dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Cây dùng để duốc cá, nhưng lại không có tính chất diệt trùng mạnh, ở Thái Lan, trong y học cổ truyền, người ta dùng thân làm thuốc giải nhiệt

Nhuỵ lưỡi lá nhỏ: dùng trị sưng amydal cấp tính

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ hoạt huyết, lợi thấp tiêu thũng

Đình lịch, cây thuốc đắp vết thương

Ở Malaixia, lá thường được dùng làm thuốc đắp chữa vết thương và sưng phù, Ở Malaixia, dịch lá hơi se dùng làm thuốc lọc máu và làm săn da

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Đinh hương, cây thuốc sát trùng

Từ lâu, người ta đã biết dùng Đinh hương để làm thơm hơi thở. Trong y học Đông phương, Đinh hương đã được sử dụng từ lâu ở Trung Quốc làm chất kích thích thơm

Bí bái: khư phong hoạt huyết

Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.

Dướng, cây thuốc bổ thận

Cây mọc hoang trong rừng ở nhiều nơi của nước ta và cũng được trồng quanh các làng và làm cảnh, Thu hái quả chín vào mùa hè, thu, rửa sạch, phơi khô