Cải đất núi: trị cảm mạo phát sốt

2018-04-20 03:28 PM

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải đất núi, Hân thái -Rorippa dubia (Pers.) Hara (Sisymbrium dubium Pers.), thuộc họ Cải - Brassicaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, cao 10 - 50cm toàn cây không lông. Lá ở gốc thân to, phiến dài 10 - 15cm, có thuỳ ở gốc, sâu hay cạn; các lá trên không thuỳ, gốc từ từ hẹp thành cuống rộng ôm thân, mỏng, mép có răng thưa. Chùm hoa kép ở ngọn, các chùm đơn ở nách lá; hoa mọc so le, cuống hoa dài 3 - 4mm; lá đài 4, hình bầu dục; cánh hoa 4, màu vàng nhạt, dài 2mm, nhị 6. Quả cải dài 2 - 3cm, rộng 1 - 1,5mm, mở thành 2 mảnh; hạt xếp 2 dãy, nhỏ, hình trứng, màu nâu.

Ra hoa tháng 5 - 9.

Bộ phận dùng

Toàn cây và hạt - Herba et Semen Rorippae Dubiae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia và Philippin. Ở nước ta, thường gặp trên rẫy, ruộng. Thu hái cây vào lúc có hoa phơi khô hay dùng tươi.

Thành phần hóa học

Hạt chứa dầu.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái, kiện vị, lợi niệu, tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được dùng trị cảm mạo phát sốt, sưng đau hầu họng, phổi nóng sinh ho, viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức khớp cấp tính, viêm gan hoàng đản, tiểu tiện khó khăn. Liều dùng 12 - 20g, sắc uống. Dùng ngoài, tuỳ lượng giã đắp trị lở sơn, bỏng lửa, rắn cắn.

Ở Trung Quốc, hạt cũng được dùng như hạt cây Đình lịch - Draba nemorasa L. làm thuốc thanh nhiệt khý ðàm, ðịnh suyễn, lợi niệu.

Bài viết cùng chuyên mục

Cóc kèn: dùng chữa sốt rét kinh niên

Cây được dùng chữa sốt rét kinh niên, huyết ứ, đàm ngưng sinh ra thũng trướng, trị ho và kiết lỵ, quả chữa đau răng, bạch đới hạ. Rễ dùng sát trùng vết thương và làm thuốc diệt ruồi

Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu

Ba chạc Poilane: cây thuốc chữa bệnh hô hấp

Hoa hồng sáng hay đo đỏ, thành cụm hoa gần hình cầu, ở nách lá về phía cuối các cành ngọn. Quả nang, có 5 hạch, rộng khoảng 1cm, có u do những tuyến to ở ngoài.

Mát, dùng làm thuốc trừ sâu

Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid

Chùm gởi ký sinh: dùng sắc uống làm dịu đau dạ dày

Bụi bán ký sinh, nhánh mảnh, lá mọc đối, phiến xoan hay xoan bầu dục, dài 5 đến 10cm, rộng 3 đến 5cm, có gân không rõ, không lông, đen khi khô.

Hàm xì, cây thuốc khư phong hoạt huyết

Rễ có vị ngọt, nhạt, chát, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, thư cân hoạt lạc, Lá có tác dụng tiêu viêm

Năng củ: làm thuốc cầm máu

Khi nghiền củ thành một chất dịch như sữa, dịch này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của Staphylococcus và Bacillus coli.

Chân chim leo: thuốc chữa phong thấp đau xương

Thường dùng như vỏ thân các loài Chân chim khác làm thuốc giúp tiêu hoá và làm thuốc chữa phong thấp, đau xương, chân tay nhức mỏi và bị thương sưng đau

Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau

Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm

Lan quạt lá đuôi diều, thuốc trị nhiễm đường niệu

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị cảm nhiễm đường niệu, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, gãy xương, viêm niệu đạo

Pison: sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp

Ở Ấn Độ, vỏ cây và lá được dùng như chất để chống kích thích, sử dụng cho các chứng sưng viêm và thấp khớp, dịch cây lẫn với Hồ tiêu và những vị thuốc khác dùng trị bệnh về phổi của trẻ em

Quế hương: dùng trị trướng bụng và bệnh đau gan

Vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, lý khí chỉ thống, chỉ huyết sinh cơ, cầm máu nối xương, tiêu thũng

Kháo nhậm: cây thuốc làm nhang trầm

Vỏ làm nhang trầm, Gỗ có dác hồng và lõi trắng hay xám có ánh hồng, được dùng trong xây dựng và đóng đồ dùng thông thường.

Móng bò Hậu Giang, uống chữa đau bụng

Cây có vài thứ, riêng thứ baccacensis phân bố ở Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, thường gặp trong rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá

Gáo tròn, cây thuốc sát trùng

Ở Ân Độ, người ta dùng vỏ làm thuốc sát trùng các vết thương, Ở Campuchia, người ta dùng rễ trị ỉa chảy và lỵ

Ngõa vi lớn: thanh nhiệt giải độc

Được dùng ở Trung Quốc để trị ho, viêm nhiễm niệu đạo, viên thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm miệng, viêm hầu họng, phổi nóng sinh ho

Đậu cờ: cây thuốc bổ khí

Đậu cờ, với tên khoa học là Vigna vexillata, không chỉ là một loài cây leo quen thuộc mà còn ẩn chứa nhiều giá trị dược liệu quý. Cây đã được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền của nhiều dân tộc, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Luân thuỳ, thuốc trị sưng chân tay

Loài đặc hữu của Nam Việt Nam, Campuchia và Lào. Ở nước ta, cây mọc ven rừng, dọc đường, trên cát ở Bình Long, thành phố Hồ Chí Minh

Mua bà: trị ỉa chảy

Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy

Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.

Quyển bá bám đá: tác dụng thanh nhiệt lợi thấp tiêu viêm

Được dùng trị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, lưng eo đau nhức, mồ hôi trộm, trướng bụng, phù thũng toàn thân, tiểu tiện bất lợi, bỏng lửa, bỏng nước, dao chém xuất huyết, rắn cắn

Muồng lông: bổ gân cốt và chữa tê thấp

Cây cũng được dùng như Cốt khí muồng, lấy hạt ngâm rượu uống bổ gân cốt và chữa tê thấp. Cũng dùng chữa lỵ, bí đại tiểu tiện. Lá dùng chữa bệnh ngoài da.

Bầu: cây thuốc giải nhiệt

Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ