Cải cúc: giúp tiêu hoá

2018-04-20 03:28 PM

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cải cúc, Cúc tần ô, Rau cúc, Rau tần ô - Chrysanthemum coronarium L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm, có thể cao tới 1,2m. Lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, thơm. Các lá bắc của bao chung không đều, khô xác ở mép.

Mùa hoa vào tháng 1 - 3.

Bộ phận dùng

Cành lá: - Ramulus Chrysanthemi Coronarii.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của vùng Cận đông, được nhập trồng ở nhiều nơi khắp nước ta làm rau ăn. Có nhiều giống trồng khác nhau; ta thường trồng giống cây lùn không cao quá 70cm.

Thành phần hóa học

Rau Cải cúc chứa 1,85% protid 2,57% glucid, 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin B, C và một số vitamin A. Người ta còn tìm thấy các chất khác như adenin, chlonin. Lá chứa 7- glucosid của quercetin, quercetagetin và luteolin.

Tính vị, tác dụng

Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm, tán phong nhiệt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cải cúc có thể dùng ăn sống như xà lách, chế dầu giấm, ăn với lẩu, nấu canh... Còn dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày và chữa đau mắt. Ở Ân Độ, người ta dùng cây phối hợp với hồ tiêu để trị bệnh lậu; hoa được dùng thay thế Dương cam cúc như là một chất thơm đắng và lợi tiêu hoá.

Đơn thuốc

Chữa ho trẻ em: Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.

Những người ăn uống kém tiêu, viêm lỵ, hay đau mắt: Dùng Cải cúc ăn sống hoặc nấu canh ăn, đều có tác dụng trị bệnh tốt.

Bài viết cùng chuyên mục

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Khổ sâm, thuốc chữa lỵ

Khổ sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, khử thấp, trừ phong, sát trùng, Người ta đã biết được tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh

Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ

Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Cam thảo: giải độc nhuận phế

Người ta đã nghiên cứu thực nghiệm các tác dụng gây trấn tĩnh, ức chế thần kinh trung ương, giảm ho

Nở ngày đất: cây thuốc sắc uống trị ho cảm cúm

Cây có hoa nhỏ, màu trắng hoặc hồng nhạt, mọc thành cụm tròn rất đặc trưng. Loài cây này có khả năng chịu hạn tốt và thường mọc hoang ở các vùng đất trống, ven đường.

Cỏ lết: cây thuốc trị giun

Loài của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước nhiệt đới châu Phi, Ở nước ta, thường gặp trên cát dọc bờ biển, Cây chứa gisekia tanin.

Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban

Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban

Hòe Bắc bộ, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, có nơi, người ta dùng rễ cây này chữa ung thư, cho rằng nó có khả năng ức chế sự phân liệt của tế bào ung thư

Mạch môn, thuốc bổ phổi

Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con

Cà hai hoa: tác dụng tiêu viêm

Cây mọc phổ biến khắp cả nước, ở những môi trường khác nhau từ Hoà Bình, Hà Nội qua các tỉnh miền Trung, đến tận Kiên Giang.

Cẩm: tác dụng chống ho

Cây mọc hoang ở Lào Cai, Hoà Bình và được trồng v́ lá cho màu tím tía dùng nhuộm bánh, xôi. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng

Hoàng tinh hoa đỏ, cây thuốc bổ trung ích khí

Là vị thuốc bổ được dùng chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, Còn được dùng chữa bệnh tăng huyết áp

Lục lạc: bổ can thận

Hạt Lục lạc có vị ngọt, hơi chát, tính mát; có tác dụng bổ can thận, sáng mắt, ích tinh. Thân và Lá lục lạc có vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Nhót Loureiro: cây thuốc có tác dụng trừ ho chống hen

Dùng ngoài trị bệnh nấm ecpet mọc vòng, trĩ nhức nhối, đòn ngã bầm giập, nghiền quả thành bột và đắp vào chỗ đau hoặc nấu nước để xông và rửa

Phù dung: dùng trị phổi nóng sinh ho

Thường được dùng trị phổi nóng sinh ho, kinh nguyệt quá nhiều, bạch đới, đau mắt đỏ, dùng ngoài trị mụn nhọt độc đang sưng mủ, đinh râu, viêm tuyến sữa, viêm mũi.

Cò cò: tiêu viêm giảm đau

Cây mọc ở bờ các suối và cả trên đồng ruộng ở nhiều nơi miền Bắc vào tới các tỉnh Tây Nguyên, thu hái vào mùa hè và mùa thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô.

Han lình: cây thuốc trừ giun

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lông rất ngứa, nhưng rễ được dùng làm thuốc trừ giun, ỉa ra máu và làm dễ tiêu hoá.

Cam thảo dây: tiêu viêm lợi tiểu

Người ta thường dùng dây lá Cam thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng.

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.

Cải thìa: lợi trường vị

Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.

Kháo vàng bông: thuốc giãn gân

Vỏ cây được sử dụng ở Trung quốc làm thuốc giãn gân, tiêu thũng. Hạt ép dầu chế xà phòng và dầu bôi trơn.

Mễ đoàn hoa, thư cân tiếp cốt

Được dùng làm thuốc hạ cơn sốt, trị đau dạ dày, ngoại thương xuất huyết, gãy xương kín, bệnh lở có mủ vàng

Chẹo bông: nhựa quả vỏ sử dụng trong y học dân gian

Ở nước ta cũng như ở Ân Độ, người ta dùng vỏ để duốc cá, Ở Ấn Độ, nhựa quả vỏ cũng được sử dụng trong y học dân gian