- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cải bẹ: phá huyết tán kết
Cải bẹ: phá huyết tán kết
Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cải bẹ, Cải sen, Cải dưa - Brassica campestris L., thuộc họ Cải - Brassicaceae.
Mô tả
Cây mọc một năm hay hai năm, cao đến 1m, thân nhẵn hay hơi có lông. Lá có bẹ to, dài 4 - 5cm, phiến lá dài 40 - 50cm; lá phía dưới xẻ sâu, lá phía trên xẻ nông hơn. Hoa nhỏ màu trắng hay vàng. Quả hình trụ, dài 2 - 4 cm, đường kính 5mm, ở đầu có mỏ hơi dài ra. Hạt hình cầu, đường kính 1 - 2mm, vỏ màu nâu đen hay đỏ nâu, mặt sau có màu vàng.
Bộ phận dùng
Lá và hạt - Folium et Semen Brassicae campestris. Hạt thường có tên là Vân đài tử.
Nơi sống và thu hái
Cây được trồng khắp nơi trong nước ta để lấy lá làm rau nấu canh hay muối dưa. Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, nhiệt độ thích hợp 8 - 22oC. Ở miền Bắc thường gieo vào tháng 7 - 8, trồng tháng 8 - 10. Ta có các giống: Cải Thừa Thiên (Đồng Dư), Cải bẹ Nam Định (chủ yếu dùng muối dưa), Cải tiến, Cải tàu cuốn (Cải Thiều Châu) năng suất có thể đạt 30 - 40 tấn/ha.
Thành phần hóa học
Hạt có dầu. Ở var. oleIfera DC., trong hạt có 40 - 50% dầu, 23% protid và một glucosid khi thuỷ phân sẽ cho 0,40 - 0,60% tinh dầu với thành phần chủ yếu là crotonylaizothioxynat.
Tính vị, tác dụng
Hạt không có mùi, vị nhạt, có tác dụng phá huyết, tán kết, tiêu thũng, tiêu viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Ngoài việc dùng lá làm rau nấu canh hay làm dưa ăn, người ta còn dùng lá đắp ngoài trị ung thũng. Rễ củ và hạt được dùng chống bệnh scorbut. Còn hạt và hoa được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc trị mụn nhọt, đẻ xong đau bụng và giúp sự sinh nở dễ dàng. Liều dùng 6 - 9g.
Bài viết cùng chuyên mục
Ngải cứu: tác dụng điều kinh
Ngải cứu đã phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Bướm bạc trà: trị bệnh sốt
Quả mọng hình bầu dục hay hình trứng, mang phần còn lại của lá đài, dài 8 đến 15mm, có gai, màu đen đen. Hạt rất nhiều, màu nâu, có chấm.
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Ngũ vị tử nam: làm thuốc trị suy nhược và liệt dương
Ngũ vị tử nam, hay còn gọi là Ngũ vị nam, là một loại cây dây leo thuộc họ Ngũ vị. Loài cây này có giá trị dược liệu cao, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.
Ắc ó
Lá mọc đối, phiến nguyên mỏng, bóng, xanh đậm; cuống 1cm. Hoa ở nách lá, to. màu trắng; dài do 5 lá dài hẹp
Ớt chỉ thiên: dùng trị ăn uống không tiêu đau bụng
Quả được dùng trị ăn uống không tiêu, đau bụng do cảm mạo phong thấp, rễ dùng trị tử cung xuất huyết và dùng ngoài trị nẻ da như rễ các thứ ớt khác.
Giổi tanh, cây thuốc trị sốt và đau bụng
Cây cho gỗ to, phẩm chất tốt dùng đóng đồ gỗ, Hạt có mùi thơm, dùng làm gia vị. Vỏ và hạt còn dùng làm thuốc chữa sốt và đau bụng
Hoa cánh giấy: cây thuốc chữa lỵ
Hoa cánh giấy (Zinnia elegans Jacq.) là một loài hoa thuộc họ Cúc, nổi tiếng với những bông hoa rực rỡ sắc màu và cánh hoa mỏng manh như giấy. Cây có chiều cao trung bình, thân cứng cáp, lá đơn, mọc đối.
Nho đất: làm thuốc trừ thấp
Quả ăn được, hơi chua. Ở Trung Quốc, người ta dùng cành, lá thuốc làm thuốc trừ thấp, tiêu thũng, lợi tiểu
Lấu Poilane: cây thuốc
Loài đặc hữu của Trung Bộ Việt Nam, từ Thừa Thiên-Huế tới Khánh Hoà trong rừng ở độ cao 800m, Theo Poilane cây này được người Hoa tìm kiếm làm thuốc.
Hải anh, cây thuốc hoạt huyết
Tính vị, tác dụng, Vị chát, đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, tán ứ
Bách nhật: cây thuốc chữa bệnh hô hấp
Bầu hình trứng với hai đầu nhuỵ hình chỉ, Quả là một túi có vỏ mỏng như màng, Hạt hình trứng màu nâu đỏ, bóng loáng.
Cocoa: dùng chữa lỵ
Quả ăn được, có vị dịu, rễ, vỏ và lá có tính se và trước đây ở Angti, người ta dùng chữa lỵ, hạt cho dầu cũng dùng để chữa lỵ
Mức lông: thuốc trị rắn độc cắn
Mức lông, với tên khoa học Wrightia tomentosa (Roxb.) Roem. et Schult., là một loài cây thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực khô hạn.
Khổ diệp, thuốc hạ nhiệt
Ở nước ta, cây mọc ở vùng núi cao Sơn la, Lào cai, Tuyên quang, Thanh hoá, Nghệ an qua Quảng trị đến Kontum
Ngái, tác dụng thanh nhiệt
Có vị ngọt dịu, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích hoá đàm. Ở Ấn Độ, quả, hạt và vỏ được xem như có tác dụng xổ, gây nôn
Dứa thơm: cây thuốc xông thơm
Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.
Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế
Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành
Ngõa lông: kiện tỳ ích khí
Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
Ghi có đốt, cây thuốc khử phong trừ thấp
Người ta nấu cây lên và lấy nước uống ngày 2 lần sáng và chiều, Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị
Lục thảo, thanh nhiệt giải độc
Vị ngọt, hoi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, trừ ho, lưỡng phế, hoá đàm
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.
Lan len rách: thuốc chữa gẫy xương
Ở Trung Quốc, người ta dùng chữa đòn ngã tổn thương, gẫy xương, mụn nhọt lở ngứa, thuốc có độc. Ở Ân Độ, nước nấu cây dùng xoa tắm khi lên cơn sốt rét.
Lạc tiên cảnh: thuốc trị phong nhiệt đau đầu
Ở Vân Nam Trung Quốc rễ, dây quả dùng trị phong thấp đau xương, đau bệnh sa và đau bụng kinh; dùng ngoài bó gãy xương.