Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt

2018-05-10 02:55 PM

Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cà trái vàng, hay Cà tàu - Solanum xanthocarpum Schrad Wendl., thuộc họ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây thảo có khi hoá gỗ, cao đến 0,8m, rất nhiều gai nhẵn hoặc có lông dài ở cành non và lá. Lá mọc so le; phiến lá hình trái xoan rộng hay bầu dục, chia thuỳ sâu nhiều hay ít, thường có 5 - 9 thuỳ nhọn, dài 4 - 6cm, rộng 3 - 5cm; cuống có gai nhiều dài 10 - 15mm. Hoa màu xanh xanh hay tím, xếp 3 - 5 cái thành xim ngoài nách, có cuống. Quả mọng tròn, đường kính 25mm, màu trắng điểm xanh lơ, lúc chín màu vàng, to cỡ 1,5 - 2cm. Hạt dẹp, có cánh, đường kính 4mm.

Hoa tháng 2 - 4, quả tháng 5 - 8.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Solani Xanthocarpi.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố ở miền nhiệt đới Nam Mỹ, châu Đại dương và nhiều nước châu Á: Ân Độ, Xri Lanca, Malaixia, Trung Quốc và các nước Đông Dương. Ở nước ta, thường gặp trên đất khô ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắc Lắc và một số nơi khác ở các tỉnh phía Bắc. Ta còn nhập một thứ - var. geoffroyi Bonati của Nêpan vào trồng ở Hà Nội và Tam Đảo. Có thể trồng bằng hạt vào mùa xuân. Vào mùa khô, cây rụng lá nhiều còn lại quả nên dễ thu hái; còn toàn cây có thể thu hái quanh năm, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học

Quả Cà trái vàng của Ân Độ chứa carpesteral và 1 - 3% gluco-alcaloid solanocarpin, tương đồng với solanin-S khi thuỷ phân sẽ cho alcaloid Solanidin -S. Quả Cà trái vàng ở Đà Lạt chứa 1,8% solasodin (dược liệu khô). Quả khô chứa 6,2% gluco-alcaloid, trong đó có chủ yếu là solamargin, solasonin và một ít □-solamargin và dioscin. Nguồn alcaloid này trong quả có thể dùng chế cortison và hormon sinh dục.

Tính vị, tác dụng

Cây hoa và quả đều có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, gây trung tiện. Rễ có tác dụng làm long đờm, lá làm giảm đau. Trong thực nghiệm, người ta nhận thấy quả có ức chế khá mạnh giai đoạn viêm cấp tính, ức chế giai đoạn viêm mạn tính và gây thu teo tuyến ức. Dung dịch các alcaloid trong quả cũng ức chế sự phát triển của các loại nấm bệnh Trychophyton rubrum, T. gypseum và Microsporum lanosum.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác. Còn ở Ân Độ, các bộ phận của cây đều được sử dụng. Rễ dùng trị ho, hen, cảm sốt, sổ mũi, đau ngực. Giã rễ và thêm rượu dùng chữa nôn mửa, bệnh phong, chữa sốt và làm thuốc lợi tiểu. Nước ép quả dùng chữa đau bụng. Thân cây, hoa quả dùng chữa đầy bụng, bỏng ở chân, ban mụn nước và phồng nước. Cây cũng được dùng chữa phù thận, thủy thũng và dùng chữa bệnh lậu. Lá có thể đắp giảm đau tại chỗ. Dịch lá phối hợp với hồ tiêu dùng trị thấp khớp. Nụ và hoa với dung dịch muối dùng trị mắt chảy nước. Có khi dùng hạt đốt lên lấy hơi xông trị đau răng.

Bài viết cùng chuyên mục

Chân kiềng: cây thuốc rửa chữa vết thương

Nhị dài cỡ 1,5mm, có chỉ nhị ngắn, mào trung đới hình đĩa, hơi có lông ở đỉnh. Bầu có lông trên khắp bề mặt; núm nhuỵ hình phễu rộng, hơi dài hơn bầu

Mã tiền hoa nách, rễ làm thuốc

Cây của rừng, rừng thưa, lùm bụi, dọc theo các suối từ vùng thấp tới vùng cao 2000m từ Lai Châu, Lào Cai đến các tỉnh Tây Nguyên, Kontum, Lâm Đồng và An Giang

Đậu xanh, cây thuốc chữa ôn nhiệt

Vỏ Đậu xanh sắc uống chữa bệnh ôn nhiệt, sốt cao, hôn mê, co giật, Thường phối hợp với các vị thuốc khác

Mướp rừng, chữa sâu răng và đau răng

Ngọn hay lá non thái nhỏ xào hay nấu canh ăn như rau Mồng tơi. Dân gian dùng lá nhai nát ngậm rồi nhỏ cả nước lẫn bã để chữa sâu răng và đau răng

Lan cuốn chiếu, thuốc thanh nhiệt

Vị ngọt và đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, tiêu viêm, chỉ thống, chỉ huyết, kháng sinh

Hải thông: cây thuốc trị đau nửa đầu

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Tứ Xuyên Trung Quốc, dân gian dùng cành lá sắc nước làm thuốc uống trị đau nửa đầu.

Dương đào Trung Quốc: cây thuốc giải nhiệt

Loài cây của Trung Quốc, được trồng ở nhiều nước, đang khuyến thị trồng ở nước ta, ở vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa.

Mùi: làm dễ tiêu hoá

Rau mùi có vị cay, tính ấm. Dùng uống trong, nó có tác dụng gây trung tiện, dễ tiêu hoá, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Muỗm leo, chữa bệnh eczema

Loài của Trung Quốc, Inđônêxia và Việt Nam. Cây mọc ở rừng Bắc Thái, Hoà B́nh, Hà Tây, Hà Bắc, Ninh Bình

Nụ đinh: cây thuốc lý khí chỉ thống bổ thận cường thân

Lá phối hợp với lá cây Lù mù, Allophylus glaber Radlk., dùng làm thuốc cho phụ nữ uống trong trường hợp sinh đẻ khó khăn

Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú

Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.

Chân danh nam: làm thuốc khai vị

Vỏ cây được dùng trong phạm vi dân gian làm thuốc kiên vị, giúp tiêu hoá. Ở Campuchia, người ta ngâm vỏ trong rượu làm thuốc khai vị, bổ dạ dày

Mật mông hoa, chữa thong manh, mắt đỏ đau

Bắc Thái trên các núi đá vôi. Thu hái hoa vào mùa xuân, lúc hoa chưa nở hết mang về phơi khô. Những hoa màu tro, nhiều nụ, có lông mịn, không lẫn cành lá là tốt

Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít

Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt

Hậu bì hương: cây thuốc trị mụn nhọt lở ngứa

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Được dùng ở Trung Quốc trị mụn nhọt lở ngứa, viêm tuyến vú; dùng ngoài trị bệnh ngứa.

Cola: sử dụng trong các trường hợp mất trương lực

Cây cola là một loại cây gỗ lớn, thuộc họ Trôm. Cây có lá đơn, mọc cách, hoa lớn màu trắng hoặc vàng nhạt, quả hình bầu dục chứa nhiều hạt. Hạt cola có vị ngọt đậm, hơi chát và chứa nhiều caffeine.

Nho: trị thận hư đau lưng

Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá.

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Đầu heo, cây thuốc chữa hen suyễn

Vỏ để nhuộm và thuộc da. Quả ăn được tuy hơi chua, Lá dùng làm thức ăn cho vật nuôi, và có thể dùng để luyện thuốc trị bệnh suy nhược

Kê náp: thuốc trị thiểu năng mật

Dịch lá lẫn đường và Hồ tiêu dùng trong thiểu năng mật với độ chua mạnh, Hạt dùng ngoài đắp vết thương đau và bầm giập.

Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống

Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.

Móng bò sọc, tác dụng chỉ huyết

Rễ có vị hơi chát, hơi mát; có tác dụng chỉ huyết, kiện tỳ. Vỏ thân đắng, chát, tính bình; có tác dụng kiện tỳ táo thấp. Lá nhạt, tính bình; có tác dụng nhuận phế chỉ khái, hoàn tả

Nấm độc xanh đen, tăng cường chức năng thận

Lúc còn tươi, nấm có mùi yếu, có hương của hoa hồng tàn; nhưng khi chụp nấm bắt đầu rữa thì nấm có mùi khó chịu

Khế rừng lá trinh nữ: thuốc kích thích

Ở Campuchia, dây dùng làm dây buộc rất bền và chắc, người ta thường lấy dây đem ngâm trong rượu dùng làm thuốc kích thích và tráng dương.

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn