- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Cà phê: kích thích thần kinh và tâm thần
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cà phê, Cà phê chè hay Cà phê Arabica - Coffea arabica L., thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ, cao 4 - 5m, nhánh ngang và thõng xuống. Lá có phiến dài, không lông, gân phụ 9 - 12 cặp; lá kèm hình tam giác thấp. Cụm hoa như xim cọ gồm 8 - 15 hoa ở nách lá; hoa trắng, thơm; đài ngắn; tràng có 5 thuỳ, nhị 5. Quả hạch xoan cao 16 - 18mm, đỏ, hột 2, một mặt phẳng, thường dài tới 10mm, rộng 6 - 7mm.
Bộ phận dùng
Hạt - Semen Coffeae.
Nơi sống và thu hái
Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka - var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta - Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8 - 12m, lá có phiến dài 10 - 13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình. Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa - Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15 - 20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm.
Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.
Thành phần hóa học
Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic. Hàm lượng về cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1 - 1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2 - 3%), một phần của cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%).
Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.
Tính vị, tác dụng
Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Cây có độc nhưng chỉ với liều cao và kéo dài, gây bồn chồn, mất ngủ, đau dây thần kinh, trầm cảm, nhưng nếu uống cà phê đun sôi thì cafeotoxin sẽ bị tiêu huỷ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày. Người ta dùng bột cà phê hãm uống hay dùng cafein dạng viên (0,20 - 1g mỗi ngày) hoặc dạng thuốc tiêm dưới da.
Chống chỉ định
Loạn thần kinh, viêm cơ tim tiến triển.
Bài viết cùng chuyên mục
Chuối cô đơn: dùng chữa toàn thân bị phù
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa toàn thân bị phù, phụ nữ có thai bị phù thũng và người có chân đùi bị sưng đau
Lòng trứng thông thường, khư phong tán nhiệt
Ở Trung Quốc, được dùng trị mụn ghẻ, ghẻ lở, ngoại thương xuất huyết, gãy xương và đòn ngã tổn thương
Bùm bụp, hoạt huyết bổ vị tràng
Bùm bụp có vị hơi đắng và chát, tính bình. Rễ có tác dụng hoạt huyết, bổ vị tràng, thu liễm, lá và vỏ đều có tác dụng tiêu viêm, cầm máu
Móng rồng nhỏ: dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống
Rễ cây sắc nước dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống, các lương y ở Đồng Tháp, An Giang dùng nó làm thuốc thông kinh, trục huyết ứ và làm thuốc trị trúng gió và chữa đau nhức gân xương.
Phấn phòng kỷ: thanh nhiệt giải độc lợi tiểu tiêu thũng
Có tác giả nghi ngờ sự có mặt của cây Stephania tetrandra S Moore vì trong Củ gà ấp lấy ở Yên Bái có alcaloid là tetrahydropalmatin không có trong củ Phấn phòng kỷ
Chè lông: uống lợi tiêu hoá và lợi tiểu
Chè lông có vị ngọt, tính mát, không có tác dụng tiêu thực, phá tích, giải nhiệt, trừ phiền, tán khí, thông huyết mạch, lợi tiểu, lợi sữa
Na rừng, thuốc an thần gây ngủ
Rễ có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm; có tác dụng hành khí chỉ thống, hoạt huyết, tán ứ, khư phong tiêu thũng
Mẫu thảo mềm: cây thuốc đông y
Cây thảo nhỏ có thân bò, với các lông rất dài, phủ đầy lông trắng, mềm. Lá mọc đối, không cuống, nửa ôm thân, xoan kéo dài, tù, có lông mềm ở cả hai mặt.
Mò mâm xôi: khư phong trừ thấp
Mò mâm xôi, với tên khoa học Clerodendrum philippinum Schauer var. simplex, là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Cây được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như vây trắng, bần trắng và thường được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới ẩm.
Cói dù: cây làm thuốc trị giun
Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ
Mắm đen: thuốc trị bệnh phong hủi
Lá dùng làm phân xanh, chứa nhiều đạm. Quả ăn được, cây làm củi, hoa là nguồn nuôi ong mật. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi. Ở Trung Quốc người ta dùng làm thuốc trị lỵ
Đơn trâm: cây thuốc
Đồng bào dân tộc gọi cây này là Ta cao và sử dụng rễ hãm nước uống để trục đỉa mén chui vào bụng, kinh nghiệm dân gian này chưa được kiểm tra.
Kim cang lá quế, thuốc trị đòn ngã phong thấp
Dân gian lấy lá non dùng ăn như rau; lá già dùng làm trà nấu nước uống bổ gân cốt. Ở Trung quốc, thân rễ dùng trị đòn ngã phong thấp
Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp
Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô
Gừng lúa, cây thuốc bó trật gân
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ giã nát để bó nơi trặc gân, viêm tấy và thấp khớp
Cải ngọt: trị bệnh co thắt
Cải ngọt (Brassica integrifolia) là một loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi để lấy lá làm thực phẩm. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt của cây cải ngọt cũng có giá trị dược liệu đáng kể.
Cà ba thuỳ: dùng trị bệnh lao
Ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho, nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính.
Dứa thơm: cây thuốc xông thơm
Lá dùng trong việc nấu nướng, ví dụ như cho vào cơm, bánh gạo cho thơm; còn dùng nhuộm hồ cho có màu xanh Chlorophylle.
Giâu gia: cây thuốc chữa sưng tấy
Quả chín ăn rất ngọt và ngon, kích thích tiêu hoá, Lá dùng chữa sưng tấy, mụn nhọt, lở loét, dị ứng, Thường dùng giã nát trộn giấm bôi.
Lan giáng hương: thuốc chữa nhọt trong tai
Lan giáng hương, hay còn gọi là giáng xuân, là một loài lan biểu sinh rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp thanh tao và hương thơm quyến rũ. Ngoài giá trị thẩm mỹ, lan giáng hương còn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh.
Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau
Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm
Mía dò hoa gốc: chữa xơ gan cổ trướng
Mía dò là một loại cây thuốc quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều công dụng trong việc điều trị các bệnh như sốt, viêm, đau nhức.
Phi lao: nước sắc lá dùng trị đau bụng
Vỏ thân có tác dụng phát hãn làm toát mồ hôi và lợi niệu, cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu, rễ lại có tác dụng làm ngừng toát mồ hôi chỉ hãn, lá có tác dụng kháng sinh
Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết
Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc
Đan sâm: cây thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Dùng chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, rong kinh đau bụng, tử cung xuất huyết, đau khớp xương, hòn báng do khí huyết tích tụ, phong tê, ung nhọt sưng đau, đơn độc.