Cà độc dược: ngăn suyễn giảm ho

2018-04-20 12:51 PM

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Cà độc dược - Datura metel L., thuộc gọ Cà - Solanaceae.

Mô tả

Cây thảo cao đến 2m, sống hằng năm, phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le; phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thuỳ; có 5 nhị dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu nhạt.

Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 11 .

Bộ phận dùng

Hoa và lá - Flos et Folium Daturae, thuờng có tên là Dương kim hoa

Nơi sống và thu hái

Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được thuần hoá ở nhiều miền nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng hạt trước mùa mưa. Người ta đã tạo ra nhiều giống trồng với lá có màu khác nhau: xanh, tía hay tim tím, hoa đơn hay hoa đôi. Có thể thu hái hoa vào mùa thu; thu hái lá quanh năm.

Thành phần hóa học

Trong cây chứa nhiều alcaloid, chủ yếu là scopolamin; còn có hyoscyamin, atropin, norhyoscyamin với tỷ lệ ít hơn. Người ta đã tìm được những chất khác như saponin, cumarin, flavonoid, tanin và chất béo. Lá chứa nhiều hyoscyamin. Nhựa chứa dầu cố định 12% và allantoin. Rễ cũng có hyoscyamin. Hoa chứa nhiều scopolamin và hyoscyamin với lượng ít hơn.

Tính vị, tác dụng

Hoa có vị cay, tính ôn, có độc; có tác dụng ngăn suyễn, giảm ho, chống đau, chống co giật. Các alcaloid trong Cà độc dược là những thuốc huỷ phó giao cảm và tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về mức độ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hoa được dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Lá Cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.

Cách dùng

Thường được dùng dưới dạng cao, bột, cồn thuốc, cồn thuốc tươi. Dùng ngoài làm thuốc hút, nướng đắp hoặc giã đắp. Để trị hen, dùng 1 - 1,5g lá hoặc hoa khô cuốn vào giấy hút lúc lên cơn hen.

Dùng lá hoặc hạt ngâm rượu uống mỗi ngày 10 - 15 giọt chữa nôn mửa, đau dạ dày ruột. Có thể ngâm lá tươi vào rượu để dùng. Dùng ngoài đắp mụn nhọt cho khỏi đau nhức, hơ nóng đắp trị đau dây thần kinh toạ.

Ghi chú

Lá cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Khi đã phát hiện là bị trúng độc, phải giải độc bằng đường vàng và Cam thảo.

Bài viết cùng chuyên mục

Bộp xoan ngược, tác dụng thư cân hoạt lạc

Loài của Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở rừng vùng núi cao 1.200m thuộc tỉnh Lai Châu

É dùi trống, cây thuốc trị đau đầu

Lá được sử dụng làm thuốc đắp trị đau đầu ở Philippin, Còn ở Java, chúng được dùng đặt lên bụng của trẻ em để chống giun

Giá: cây thuốc gây xổ, sẩy thai

Người ta thường dùng nhựa mủ làm thuốc duốc cá, có khi cũng dùng lá làm thành bột thả xuống nước, Mủ có thể dùng chữa loét mạn tính.

Khoai ca, thuốc bổ

Rễ có vị đắng và gây buồn nôn, Toàn cây có vị đắng, mùi thơm yếu, có tác dụng bổ, kích thích, điều kinh, gây nôn

Đậu mèo: cây thực phẩm

Cây dây leo dài hàng chục mét, thân tròn, có khía rãnh dọc và lông trắng, lá kép với 3 lá chét mỏng, hình xoan hoặc tam giác.

Đu đủ rừng: cây thuốc chữa phù thũng

Lõi thân dùng chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp và làm thuốc hạ nhệt, làm phổi bớt nóng, Cũng được xem như là có tác dụng bổ; thường dùng nhầm với vị Thông thảo.

Keo cao, thuốc cầm máu, giảm đau

Vị đắng chát, tinh hơi hàn, có tác dụng thu liễm cầm máu, giảm đau, sinh cơ, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi và long đờm

Bằng lăng nước: cây thuốc chữa ỉa chảy

Tất cả các bộ phận của cây, nhất là lá già và quả chín đều chứa một chất làm giảm glucoza huyết, có hoạt tính bằng 6, 7,7 đơn vị insulin.

Nguyệt quế: làm thuốc điều kinh

Hạt ép dầu dùng trong công nghiệp. Quả dùng làm thuốc điều kinh, dùng trị ỉa chảy, bạch đới và phù thũng.

Hồng mai, cây thuốc hạ nhiệt

Nước sắc lá dùng uống hạ nhiệt và chống tăng huyết áp; thêm nước vào dùng tắm để điều trị hăm kẽ, ban bạch và ghẻ, Dịch ép từ cành lá giã ra

Chanh: làm thuốc giải nhiệt giúp ăn ngon miệng

Lá Chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực

Kinh giới dại: thuốc thanh nhiệt giải độc

Chữa ho gà, nhức đầu, ngạt mũi, viêm mũi, viêm kết mạc cấp, viêm amygdal, sốt, tổn thương do ngã hay bị đánh đòn, đau lưng và đau gối do phong thấp.

Điền thanh bụi, cây thuốc làm săn da

Lá và hoa ăn được, Ở Ân Độ, hạt dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài và dùng làm bột và trộn với bột gạo đắp trị bệnh ngứa ngáy ngoài da

Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt

Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.

Nấm chân chim, trị thần kinh suy nhược

Loài phân bố rộng trên toàn thế giới. Ở nước ta, nấm chân chim mọc quanh năm, khắp nơi sau khi mưa; thường gặp trên tre gỗ, gỗ mục và những giá thể khác

Phì diệp biển: có tính nhuận tràng lợi tiểu

Do cây mọc ở vùng biển, chứa muối nhiều nên người ta cho rằng nó có tính nhuận tràng, lợi tiểu, chống scorbut, nhân dân vẫn thường lấy lá ăn như rau

Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng

Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống

Cải bắp: bồi dưỡng tiêu viêm

Cải bắp có vị ngọt, tính mát, có nhiều tác dụng như bồi dưỡng, trị giun, tẩy uế, trừ sâu bọ, làm dịu đau, chống hoại huyết, lọc máu, chống kích thích thần kinh.

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Ba kích: cây thuốc chữa phong thấp

Nước sắc Ba kích làm tăng sức dẻo dai, tăng cường sức đề kháng chung cho cơ thể, chống viêm, làm tăng sự co bóp của ruột và giảm huyết áp.

Cọ: dùng rễ chữa bạch đới khí hư

Cây cọ lá nón có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, từ vùng núi cao đến đồng bằng. Chúng thường mọc ở ven suối, đất ẩm, nhưng cũng có thể sống được ở những nơi khô hạn hơn.

Đa, cây thuốc thanh nhiệt hoạt huyết

Loài này được A Pételot nêu lên vì giá trị của nhựa có thể dùng như nhựa của những loài khác, Ở Trung Quốc, rễ phụ được dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc

Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn

Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g

Cải xanh: rau lợi tiểu

Trong y học Đông Phương, người ta cho biết hạt Cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông khiếu, an thần, tiêu hoá đờm thấp

Lọ nồi, thuốc trị bệnh ngoài da

Người ta cũng dùng hạt chứa dầu mà người ta gọi là dầu Đại phong tử thật, Dầu này dùng trị bệnh phong hủi và các bệnh ngoài da khác