- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cà độc dược lùn - Dutura stramonium L. (D. tatula L.), thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây thảo sống hằng năm, cao 0,30 đến 1m. Lá mềm, nhẵn, chia thuỳ sâu với mép có răng cưa không đều. Hoa có lá đài màu lục hoặc hơi tím; tràng hoa màu trắng, đầu các cánh hoa có mũi nhọn dài. Quả hình trứng, mọc thẳng, có nhiều gai cứng, khi chín nứt thành 4 mảnh đều nhau; hạt hình thận, màu đen nâu.
Bộ phận dùng
Lá hoa và hạt - Folium. Flos et Semen Daturae Stramonii.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang ở các nước châu Âu, sang tới Pháp và Anh, và cũng phân bố ở Ân Độ trên dãy Hinalaya, từ Cashmia tới Xích Kim và vùng núi ở Trung và Nam Ân Độ. Ở nước ta, cây được nhập trồng làm thuốc. Nhân giống bằng hạt. Gieo hạt vào mùa xuân hoặc mùa đông (tháng 10 - 11). Gieo độ 40 - 45 ngày đã có thể đem cây con đi trồng. Người ta thu hái lá lúc cây đang ra hoa, hái vào buổi sáng sớm, lúc trời nắng ráo, rồi đem phơi nắng hoặc sấy nhẹ đến khô. Người ta có thể chế thuốc dạng bột lá, cồn thuốc hay cao; còn hoa thường dùng tươi, thái nhỏ, phơi khô, cuốn hút như thuốc lá.
Thành phần hóa học
Các bộ phận của cây đều chứa alcaloid, chủ yếu là hyoscyamin; atropin và hyoscin, acid chlorogenic và 0,45% tinh dầu màu sẫm; còn có saponin, tanin, flavonoid, cumarin. Hạt chứa 15 - 17% dầu béo, trong đó có các acid béo: linoleic, palmitic, stearic, lignoceric...
Tính vị, tác dụng
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh (tác dụng tương tự belladon và jusquamin) và chống co thắt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Người ta dùng lá đắp nhọt, loét và cá độc cắn; dịch hoa trị đau tai; dịch quả đắp da đầu để trị gầu và rụng tóc. Ở Trung Quốc, hoa, lá, hạt dùng chữa hen phế quản, bụng dạ quặn đau, viêm xương tuỷ sinh mủ, đau răng, đau phong thấp, đòn ngã, rắn cắn, mụn nhọt. Còn dùng gây tê.
Bài viết cùng chuyên mục
Mỏ quạ ba mũi: thanh nhiệt lương huyết
Mỏ quạ ba mũi (Maclura tricuspidata Garr) là một loài cây thuộc họ Dâu tằm, có nhiều ứng dụng trong y học dân gian và đời sống hàng ngày. Cây có nhiều tên gọi khác như Vàng lồ ba mũi, Cây chá.
Long màng: trị đau dạ dày
Cây mọc nhiều ở miền Nam nước ta, trong rừng thường xanh, dựa suối đến 400m, tại các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Kiên Giang.
Cỏ gạo: hạt làm thức ăn
Cây làm cỏ chăn nuôi hoặc thu hoạch hạt làm thức ăn khi đói kém, người ta giã cho tróc vỏ và rang, dùng chế loại bỏng vừng với mật đường
Mũi mác: thanh nhiệt giải độc
Ở Việt Nan, cây mọc hoang ở rìa rừng, rừng thưa hay savan khắp nơi. Khi dùng thu hái toàn cây vào mùa hè, mùa thu, rửa sạch, chặt nhỏ dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Chân trâu: dùng lá để trị bệnh ghẻ
Loài cây này có quả vào lúc mà thức ăn cho động vật hoang dại khá hiếm, nên có thể sử dụng làm cây thức ăn tốt cho các loài động vật này
Cóc kèn chùy dài: cây thuốc có độc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Malaixia và Inđônêxia, ở nước ta, cây mọc phổ biến ở rừng, rừng còi vùng đồng bằng Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh
Bí đỏ, trị giun diệt sán xơ mít
Hạt dùng trị giun, diệt sán xơ mít, lợi tiểu và bổ. Dầu dùng để bổ thần kinh; thịt quả dùng đắp trị bỏng, sưng viêm và nhọt
Cam rừng: xoa bóp trị thấp khớp
Cần lưu ý là gỗ cây không dùng làm củi được vì khi đốt, nó toả mùi khó chịu gây nguy hiểm cho mũi
Hoàng đàn giả, cây thuốc trị đau bụng và tê thấp
Còn dùng để cất tinh dầu thơm hay tán bột làm hương trầm, làm thuốc chữa đau bụng và tê thấp
Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh
Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.
Bạch truật: cây thuốc bổ
Khoảng năm 1960, ta nhập nội đem trồng thử ở Bắc Hà và Sa Pa tỉnh Lào Cai, nay được đem trồng ở nhiều nơi cả miền núi và đồng bằng.
Khế: thuốc trị ho đau họng
Quả trị ho, đau họng, lách to sinh sốt. Rễ trị đau khớp, đau đầu mạn tính, Thân và lá trị sổ mũi, viêm dạ dày ruột, giảm niệu, chấn thương bầm giập.
Đa lông, cây thuốc giảm phù
Tua rễ cả vỏ lẫn lõi được dùng trị phù nề cổ trướng do xơ gan; nó làm tăng bài tiết nước tiểu, làm hết hoặc giảm phù nề cổ trướng
Hải đồng nhiều hoa, cây thuốc trị nọc độc
Tính vị, tác dụng, Vỏ đắng, thơm, làm long đờm, hạ nhiệt, chống độc, gây mê, Dầu làm mát, bổ kích thích
Quỳnh lam: lá cây làm thuốc trị bệnh phù thũng
Nấu nước lá làm thuốc trị bệnh phù thũng, dùng lá nấu với rượu lấy nước cho vào ống đếm giọt nhỏ vào mắt trị đau mắt.
Đề: cây thuốc chữa đau răng
Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.
Quạ quạ: cây giống mã tiền
Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên
Mần mây: làm chắc chân răng
Vỏ dùng làm thuốc uống làm chắc chân răng và dùng chữa viêm lợi. Người ta còn dùng làm thuốc tẩy xổ trong các bệnh về gan. Ở Thái Lan, vỏ được dùng uống trong làm thuốc trị giun.
Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét
Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.
Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip
Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái
Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Cau chuột Ba Vì: dùng trị giun sán
Hạt cũng dùng trị giun sán. Vỏ quả lợi tiểu, dùng chữa lỵ và bệnh thần kinh