- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Cà dại hoa trắng: tác dụng hoạt huyết
Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cà dại hoa trắng - Solanum torvum Swartz, thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, mọc đứng, cao 2 - 3m, mang cành có gai. Lá mọc so le, có cuống hình trứng rộng, thường có thuỳ nông (ít khi nguyên), dài 18 - 25cm và rộng tới 18cm; cuống lá có gai, dài 3 - 10cm; phiến lá có lông mềm hình sao, gân giữa có gai. Cụm hoa xim ở kẽ lá. Hoa có cuống mang đài hoa 5 thuỳ có tuyến, có gai dài 3 - 5mm; tràng 5 thuỳ trắng, hình bánh xe; 5 nhị dài 5 - 6mm. Quả mọng hình cầu, khi chín màu vàng đường kính 10 - 15mm.
Mùa hoa quả tháng 4 đến tháng 7.
Bộ phận dùng
Rễ - Radix Solani Torvi. Lá, hoa và quả cũng được dùng.
Nơi sống và thu hái
Loài liên nhiệt đới, mọc hoang ở vùng núi. Thu hái rễ quanh năm. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô trong râm.
Tính vị, tác dụng
Vị cay, hơi mát, có ít độc; có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giảm đau,
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường được dùng trị:
Đau cả vùng thắt lưng, đòn ngã tổn thương;
Đau dạ dày, đau răng;
Bế kinh;
Ho mãn tính.
Dùng 10 - 15g rễ, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da: giã lá tươi và đắp vào chỗ đau. Người bị bệnh tăng nhãn áp không dùng.
Đơn thuốc
Chứng khó đái: Nước hãm lá tươi Cà dại hoa trắng, phối hợp với cành lá của cây Đơn buốt.
Đau bụng của trẻ em: Hãm hoa lấy nước cho uống.
Ong (vò vẽ) đốt, nứt nẻ ở bàn chân, kẽ chân: Quả giã nát với Lá lốt, lấy nước bôi.
Đau răng: Rễ Cà dại hoa trắng sắc đặc với rễ Chanh, vỏ cây Lai, vỏ cây Trẩu, mỗi vị 10g, lấy nước ngậm rồi nhổ nước.
Bài viết cùng chuyên mục
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Nhót: cây thuốc ngừng hen suyễn và cầm ỉa chảy
Ở Ấn Độ, người ta dùng hoa xem như bổ tim và làm săn da, còn quả dùng làm thuốc săn da
Chân danh Tà lơn: sắc uống bổ gan thận
Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Kontum cho tới Kiên Giang.
Linh chi: giúp khí huyết lưu thông
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) từ lâu đã được coi là một loại thảo dược quý hiếm, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật.
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Guột rạng, cây thuốc thanh nhiệt giải độc
Vị đắng, tính mát có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng chỉ huyết, hoạt huyết tán ứ, cũng có thể rút độc sinh cơ
Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu
Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh
Ngâu tàu, hành khí giải uất
Hoa có vị ngọt, cay, tính bình, có tác dụng hành khí giải uất, cành lá tính bình hơi ôn, có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau
Bấc: cây thuốc chữa mất ngủ
Cây mọc hoang dại ở những nơi ẩm lầy, gặp nhiều ở Nam Hà, Ninh Bình, Lâm Đồng, Cũng được trồng để lấy bấc và để làm thuốc.
Mát, dùng làm thuốc trừ sâu
Trong hạt có một số các chất dầu, gôm, chất nhựa có độc đối với cá, một ít rotenon, một chất có tinh thể hình lăng trụ, một chất có tinh thể hình kim, một saponin trung tính và một saponin acid
Đậu mỏ nhỏ: cây thuốc gây sẩy thai
Loài liên nhiệt đới, mọc trên đất có cát, dọc các đường đi, ở vĩ độ thấp và trung bình, có gặp ở Bình Thuận.
Đen, cây thuốc bổ dưỡng
Gỗ xấu, dễ bị mối mọt nên ít được sử dụng, Hạt luộc ăn được hay ép lấy dầu dùng ăn thay mỡ có tính bổ dưỡng
Ban lá dính, cây thuốc giải độc
Nhọt sưng đinh độc, đòn ngã tổn thương, rắn cắn, chốc đầu, bỏng nước sôi. Lấy cây tươi giã đắp hoặc tán bột đắp; cũng có thể nấu nước để rửa
Mã liên an, chữa bệnh dạ dày
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ để chữa Dạ dày, ruột quặn đau, tiêu hoá không bình thường, cảm mạo, viêm ruột ỉa chảy, đau bụng, viêm ruột thừa, viêm thận mạn tính
Mạc ca: chữa bạch đới khí hư
Loài của Việt Nam, Philippin, cũng chỉ gặp ở Khánh Hoà Nha Trang, Công dụng, Cành lá sắc uống chữa bạch đới, khí hư, cảm sốt.
Cổ dải: dùng làm thuốc diệt ruồi
Thường dùng làm thuốc diệt ruồi, người ta lấy vỏ cây tươi đem giã nát hoặc lấy nửa thìa bột vỏ khô, trộn với ít nước cơm và ít đường, ruồi ăn phải thuốc sẽ chết ngay tại chỗ.
Quyết: cây thuốc dùng trị viêm khớp xương
Thân rễ có thể dùng ăn, chế bột nhưng rất đắng, phải rửa lọc kỹ nhiều lần mới hết đắng, Có thể dùng cho gia súc ăn nhưng cũng không thể cho ăn nhiều.
Nghể bào: trị rắn độc cắn
Lá có phiến xoan thon, dài 5 đến 8cm, rộng 3 đến 5cm, gốc tròn rồi từ từ hẹp trên cuống, chóp nhọn, có lông mịn, mép có rìa lông.
Dũ dẻ trơn, cây thuốc bổ huyết
Hoa thơm, có thể dùng để sản xuất nước hoa, Quả chín ăn được, Vỏ thân có khi dùng để ăn trầu, Lá nấu nước uống giúp tiêu hoá tốt
Long tu, thuốc trị bỏng bỏng
Được sử dụng ở Vân Nam Trung Quốc làm thuốc trị bỏng bỏng lửa, tê liệt nửa người, bệnh mẩn ngứa
Đước: cây thuốc chữa bệnh khớp
Cây có gỗ cứng nặng, khi còn tươi dễ gia công, dùng đóng đồ mộc và làm trụ mỏ, Ở Campuchia, dân gian thường dùng rễ chữa các bệnh về khớp.
Mạ sưa to: dùng làm thuốc đắp
Quả có độc, ở Inđônêxia, các lá thật non và hoa có mùi dễ chịu dùng ăn được, ở Ân Độ, các chồi non và lá cũng được dùng ăn, cây được dùng làm thuốc đắp.
Cà chua: trị suy nhược
Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.
Nhựa ruồi lá nhỏ: làm tan máu ứ và tiêu sưng
Nhựa Ruồi Lá Nhỏ là một loại cây bụi nhỏ thuộc họ Nhựa ruồi. Cây có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh về da.
Móc mèo, chữa bệnh sốt cơn
Hạt được dùng làm thuốc chữa bệnh sốt cơn và làm thuốc bổ. Người ta lấy 30g hạt Móc mèo tán lẫn với hạt Hồ tiêu hay hạt Ớt đều 30g, dùng hàng ngày 3 lần, mỗi lần 1 đến 2g