- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Cà dại hoa tím, trị sưng amydal
Cà dại hoa tím, trị sưng amydal
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Cà dại hoa tím - Solanum indicum L. (S. violaceum Ortega), thuộc họ cà - Solanaceae.
Mô tả
Cây nhỏ mọc đứng, cao 0,6 - 1m; thân và cành có lông tơ và lông hình sao và đều có gai uốn cong màu nâu nhạt. Lá mọc so le, chia thuỳ nông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới có lông như len màu trắng; hai mặt lá có gai rải rác ở gân. Hoa mọc thành chùm ở nách lá; tràng hoa lớn màu lam hay tím. Quả mọng, nhỏ, hình cầu đường kính 1cm, màu vàng hay hơi đỏ, nhẵn. Hạt vàng, dẹt hình dĩa.
Ra hoa vào mùa hạ, đầu mùa thu .
Bộ phận dùng
Rễ và toàn cây - Radix et Herba Solani Indici.
Nơi sống và thu hái
Cây ưa sáng, mọc dại ở các bãi hoang, ở bờ đường quanh làng, ở các vườn phổ biến khắp nước ta. Có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Thành phần hóa học
Rễ và lá chứa alcaloid solanin, solanidin.
Tính vị, tác dụng
Vị hơi đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Thường dùng trị sưng amydal, viêm hầu họng, lâm ba kết hạch, đau dạ dày, đau răng, đòn ngã tổn thương. Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó. Dịch lá lẫn với dịch gừng được dùng nóng làm ngưng nôn mửa. Lá và quả dùng chữa ghẻ ngứa.
Đơn thuốc
Tẩy, chống nôn, dùng rễ Cà dại hoa tím 6 - 12g, sắc uống.
Đau răng; dùng 6 - 12g sắc đặc, ngậm.
Bài viết cùng chuyên mục
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Chó đẻ hoa đỏ: dùng cây trị bệnh ghẻ
Cây thảo cao 0,8m, có vỏ đo đỏ, khía sọc trắng; nhánh xám, mọc so le, dài 25 cm, gồm các lóng dài 3 mm ở phía gốc, với các lá nhỏ và hoa đực
Mức chàm: tác dụng cầm máu
Lá ngâm trong nước có thể làm thuốc nhuộm màu lam, có thể dùng để nhuộm vải chàm. Rễ, lá dùng làm thuốc cầm máu bên trong; dùng ngoài trị đao chém, đòn ngã.
Lộc mại nhỏ: trị táo bón
Dân gian dùng lá cây trị táo bón, đau bụng, lỵ cấp tính, da vàng. Ngày dùng 10 đến 20g lá khô hoặc 20 đến 40g lá tươi sắc uống.
Hổ vĩ xám: thuốc chữa sốt nóng khát nước
Alcaloid trong rễ có tác dụng trên hệ tim mạch tương tự như Digitalin, nhưng không mạnh bằng, lại có tác dụng nhanh và thải trừ nhanh hơn.
Cau cảnh vàng: dùng lá nấu nước trị ghẻ
Người ta dùng lá nấu nước trị ghẻ, Ở Trung Quốc, người ta dùng làm thuốc cầm máu
Ấu, cây thuốc chữa loét dạ dày
Để làm thuốc, ta thu quả tươi hoặc quả già luộc, lấy nhân ra, bóc lấy vỏ để dành, hoặc dùng cây tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần
Cỏ bạc đầu: dùng trị cảm mạo uống làm cho ra mồ hôi
Tất cả các bộ phận của cây đều hơi có mùi thơm, nhưng thơm nhất là rễ, cỏ bạc đầu có vị cay, tính bình, có tác dụng khu phong, giải biểu tiêu thũng, chỉ thống.
Bưởi bung: tác dụng giải cảm
Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.
Hoa bươm bướm, cây thuốc chữa bệnh ngoài da
Cây được dùng trị các chứng bệnh ngoài da như eczema, trứng cá, vẩy nến, nấm tóc, chốc lở, bệnh nấm, loét, Cũng dùng trị viêm tĩnh mạch, trị ecpet
Muồng đỏ, trừ giun sát trùng
Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá
Chua ngút hoa thưa: làm thuốc kinh hoạt huyết trừ thấp bổ thận
Cây bụi mọc leo, cao 3m, nhánh trong một màu có lông nâu, lá xếp hai dây, phiến hẹp, dài 10 dài 25mm lông trừ ở gân, mép có thể có răng, mặt dưới có phiến
Mua bà: trị ỉa chảy
Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp.
Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ
Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.
Bầu: cây thuốc giải nhiệt
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa, Lá bầu có vị ngọt, tính bình, có thể làm thức ăn chống đói.
Cà độc dược lùn, đắp nhọt loét và cá độc cắn
Vị cay, đắng, tính ấm, có độc, có tác dụng làm tê, chống đau, ngừng ho ngăn suyễn, trừ đàm, khử phong thấp như Cà độc dược, làm dịu thần kinh
Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương
Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương
Găng nước: cây thuốc trị lỵ và ỉa chảy
Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt.
Nghệ đen: phá tích tán kết
Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính
Đuôi chồn Nam Bộ, cây thuốc lọc máu
Ở Ninh Thuận, người ta sử dụng cây này trong y học dân gian, được xem như có tác dụng lọc máu
Phèn đen: dùng trị lỵ viêm ruột ruột kết hạch
Rễ Phèn đen được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em cam tích, lá thường dùng chữa sốt, lỵ, ỉa chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã
Bằng lăng ổi: cây thuốc chữa ỉa chảy
Cụm hoa ngù dài 20 - 30cm, có lông vàng, Hoa trắng nhỏ, đài có lông dày, cánh hoa 6, dài 5, 6mm. Quả nang dài 12mm, có 6 mảnh.
Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh
Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương
Ớt: dùng trị ỉa chảy hắc loạn tích trệ sốt rét
Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được, xuất huyết tử cung.
Mua sẻ tẽ bông: trị ỉa chảy và lỵ
Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính.