Bướm bạc quả nang: thanh nhiệt giải độc

2018-04-13 01:26 PM

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bướm bạc quả nang, Bươm bướm, Hồ diệp - Mussaenda dehisens Craib, thuộc họ Cà phê - Rubiaceae.

Mô tả

Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1,5 - 3m, có lông vàng nằm. Lá có phiến hình ngọn giáo ngược, bầu dục hay trái xoan, nhọn hay tù ở gốc, chóp có mũi dài, dài 10 - 18cm, rộng 3 - 6cm, màu xanh ôliu, có lông cứng rải rác ở mặt trên, có lông mềm nằm ở mặt dưới, nhất là trên các gân. Cụm hoa ngù gồm nhiều xim bò cạp. Hoa vàng. Quả thường khô và dạng quả nang, hình xoan ngược hay bầu dục, mang lá đài dài 6 - 8mm. Hạt rất nhiều và nhỏ.

Bộ phận dùng

Rễ, thân và vỏ - Radix, Caulis et Cortex Mussaendae dehiscentis.

Nơi sống và thu hái

Loài phân bố khắp Đông Dương và Trung Quốc. Cây mọc ở chỗ ẩm, sáng, trong rừng thưa và savan cây bụi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phú, Hoà Bình và tới Đồng Nai.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ, thân cũng được dùng như các loài khác chữa bệnh ôn nhiệt, trong ngoài đều nóng, các khiếu không thông. Vỏ dùng chế nước uống cho trẻ em bị bệnh đậu mùa.

Đơn thuốc

Lương y Lê Trần Đức giới thiệu một số đơn thuốc kinh nghiệm:

1. Chữa bệnh sốt mùa hè đến giai đoạn hôn mê khô khát, táo bón, đái sẻn, tân dịch khô kiệt, dùng rễ Bươm bướm 60g. Hành tăm 20g đều sao vàng, sắc uống một thang thì đại tiểu tiện thông lợi, sốt lùi, nuốt được, uống hết thang thứ hai thì tỉnh. Ba thang thì hết sốt, ăn uống được.

Chữa trẻ viêm não B sốt cao, khô khát, hôn mê, không nói, dùng rễ Bươm bướm 30g. Quả hoè hay Hoa hoè 15g, Huyền sâm, Sinh địa, Mạch môn, Ngưu tất, Hạt muồng sao, Dành dành mỗi vị 12g sắc uống. Đồng thời châm chính giữa lưỡi chỗ 1/3 từ cuống lưỡi 2/3 từ chót lưỡi, sâu độ 3mm cho chảy máu ra vài ba giọt. Châm 2 ngày một lần với uống thuốc mỗi ngày một thang, sau 5  - 7 ngày có kết quả bệnh nhi nói được.

Chữa sưng amidal ho sốt, dùng rễ Bươm bướm 30g. Huyền sâm 20g, rễ Bọ mẩy 10g, sắc uống.

Chữa lao nhiệt nóng âm trong xương: Rễ Bươm bướm một nắm sắc uống (Nam dược thần hiệu).

Bài viết cùng chuyên mục

Quyển bá móc: tác dụng thanh nhiệt giải độc

Thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm, dùng dần, vị đắng, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư thấp lợi niệu, tiêu viêm cầm máu, thư cân hoạt lạc

Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ

Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin

Nhàu nước: hạ huyết áp nhẹ

Nhân dân thường dùng rễ cây Nhàu nước, thái nhỏ sao vàng, ngâm rượu uống chữa bệnh đau lưng, nhức mỏi tay chân, tê thấp

Nai (cây): chữa vết thương

Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.

Móng bò lửa, thuốc chữa hậu sản

Loài khu trú ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc leo lên các bờ bụi ven rừng, ven suối, có gặp ở rừng Than mọi tỉnh Lạng Sơn

Lòng mang lá lệch, chữa phong thấp

Loài phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Mianma. Ở nước ta cây chỉ gặp ở miền Nam từ Kontum, Gia Lai đến Tây Ninh và An Giang ở độ cao dưới 500m

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Móng bò trở xanh: trị bệnh sốt

Cây mọc ở các rừng thưa có cây họ Dầu ở vùng thấp, ở những nơi không quá khô, gặp nhiều ở núi đá vôi, từ Hoà Bình qua Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế tới Ninh Bình, Bình Thuận.

Muồng đỏ, trừ giun sát trùng

Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá

Ngấy đảo Môluyc: chữa bệnh đái dầm

Ở nước ta, cây mọc trong các chỗ trống và trảng nắng, trong vùng cao ở Ba Vì tỉnh Hà Tây và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Đay suối: cây thực phẩm

Cây mọc ở ven suối, nơi có nhiều ánh sáng trong rừng các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, qua Quảng Trị tới Đồng Nai.

Kim ngân lông, thuốc dùng trị mụn nhọt

Cây leo bằng thân quấn, nhiều khi cao tới 9m, Cành có nhiều lông xù xì gồm lông đơn, cứng, hơi xám và lông tuyến có cuống, sau nhẵn, hơi đỏ

Ớt bị: dùng ngoài trị nẻ da

Thứ ớt này có quả to, tròn hay hình túi, nhăn nheo, khi còn non màu xanh lục, khi chín màu vàng hay đỏ cam, vỏ quả dày, rất thơm nhưng không cay

Bạch đàn chanh, cây thuốc tẩy uế

Cây gỗ to, nhánh non có cạnh. Lá có mùi thơm của Sả, Chanh. Lá ở nhánh non, có phiến, có lông, thon, từ từ hẹp cong thành hình lưỡi liềm ở nhánh trưởng thành

Ngõa khỉ: khư phong lợi thấp

Ở Campuchia, gỗ cây màu xám, có vân nâu, dễ gãy, dùng làm thuốc hút như thuốc lá, khói thuốc thoát ra được xem như là thuốc trị đường mũi

Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt

Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Mưa cưa: uống sau khi sinh con

Loài của Ân Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Cây khá phổ biến ở Nam bộ, Đồng Nai, Sông Bé và Trung bộ Việt Nam, Khánh Hoà, Kon Tum, cũng gặp ở Lào.

Ná nang, chữa ngứa và nấm da

Cây mọc phổ biến một số nơi tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Tây đến Thừa Thiên Huế và Quảng Nam Đà Nẵng

Bún một buồng: thanh nhiệt giải độc

Ở nước ta, cây thường mọc trong các rừng hỗn giao trên đất khô vùng thấp chờ đến độ cao 1.500m từ Hà Tây cho tới Nghệ An và Lâm Đồng.

Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Ngoi: thanh nhiệt tiêu thũng

Đau dạ dày, phong thấp tê bại, rắn cắn, mụn nhọt ung độc, đòn ngã tổn thương, gãy xương, bệnh bạch cầu hạt mạn tính.

Nhãn hương: trị chứng đau đầu cảm sốt

Cây thảo mọc đứng, cao 60 - 90cm, nhánh mảnh không lông. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược thuôn, lá phía trên thuôn dài,

Húp lông: thuốc lợi tiêu hoá

Húp lông từ lâu được xem như lợi tiêu hoá, bổ đắng, giúp ăn ngon miệng, làm tan đờm, chặn ho, làm dịu thần kinh, gây ngủ nhẹ.

Phát lãnh công: dùng lá nấu nước tắm chữa sốt rét

Cây nhỡ mọc trườn, nhánh không lông, lá có phiến xoan rộng, dài 14 đến 17cm, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông, gân phụ 9 đến 12 cặp, cuống 1 đến 1,5cm.