Bưởi: trị đờm kết đọng

2018-04-11 10:08 AM

Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau, trị tràng phong, tiêu phù thũng.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bưởi - Citrus grandis (L.) Osbeek (C. maxima (Burm.) Merr., C. decumana Merr.), thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây to cao 5 - 10m; chồi non có lông mềm; cành có gai nhỏ dài đến 7cm. Lá rộng hình trái xoan, tròn ở gốc, mép nguyên, có khớp trên cuống lá; cuống lá có cánh rộng. Cụm hoa chùm ở nách lá, gồm 7 - 10 hoa to, màu trắng, rất thơm. Quả to, hình cầu và cầu phẳng, đường kính 15 - 30cm, màu vàng hay hồng tuỳ thứ.

Cây ra hoa, kết quả hầu như quanh năm, chủ yếu mùa hoa từ tháng 3 đến tháng 5 và mùa quả từ tháng 8 đến tháng 11.

Bộ phận dùng

Vỏ quả - Exocarpium Citri Grandis. Lá và dịch quả cũng được sử dụng.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của vùng Ân Độ, Malaixia, được trồng từ lâu đời ở nhiều nước châu Á. Ở nước ta, Bưởi cũng được trồng nhiều khắp nơi. Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nuớc, trồng nhiều ở Huơng Sơn (Hà Tĩnh); Buởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết. Bưởi được trồng bằng hạt; nhưng thường người ta gieo hạt để làm gốc ghép. Các giống quý trồng bằng cành chiết hay cây ghép. Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu - đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. Dịch quả được ép từ ruột quả chín.

Thành phần hoá học

Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80 - 0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

Tính vị, tác dụng

Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ân Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản  xuất bánh kẹo.

Cách dùng

Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10 - 15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2 - 3 ngày.

Đơn thuốc

Cụ Hải Thượng Lãn Ông đã ghi trong Bách gia trân tàng.

Chữa phù thũng: Vỏ bưởi đào, Mộc thông, Bồ hóng mỗi vị 20 - 30g, Diêm tiêu 12g, Cỏ bấc 8g, sắc uống mỗi ngày 2 lần vào lúc đói và ăn một khẩu mía trước và sau khi uống thuốc. Kiêng muối và chất mặn.

Chữa sản giật phù thũng, cùng các trường hợp phù thũng: Vỏ Bưởi khô và ích mẫu bằng nhau tán nhỏ uống mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Hoặc dùng mỗi vị 20 - 30g sắc uống.

Ở Trung Quốc, người ta cũng sử dụng một số đơn thuốc:

Chữa ho có nhiều đờm: Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần. 2. Chữa hen: Vỏ Bưởi (lấy ở quả bưởi từ 0,5 đến 1 kg), một miếng Bách hợp, 120g vẩy Hành khô, đường trắng 120 tới 250g, nấu nước uống, chia làm 3 lầna uống trong ngày, liên tục trong 9 ngày.

Bài viết cùng chuyên mục

Chây xiêm: chữa nứt nẻ

Ở Campuchia, người ta dùng lá non để ăn sống với mắm prahok. Rễ cây dùng để làm một chế phẩm chữa nứt nẻ

Bứa: tác dụng tiêu viêm

Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Huỳnh bá, thuốc thanh nhiệt giải độc

Gỗ màu vàng da cam nhạt, rất đắng, Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, giảm đau

Côm lang: cây thuốc chữa tê thấp và nhọt độc

Ở Kontum và Gia Lai, dân gian cũng dùng thân rễ sắc uống, chữa tê thấp và nhọt độc, Ở Trung Quốc, thân rễ cũng dùng chữa phong thấp tê đau

Chìa vôi Java: dùng trị bệnh mày đay

Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng trị bệnh mày đay, thấp sang, viêm da dị ứng, gãy xương đứt gân, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê bại

Le lông trắng: thuốc trị sốt rét

Có gặp ở Nam Việt Nam, gặp nhiều hơn ở Campuchia, nhất là ở Lào. Cũng phân bố ở Thái Lan, Ân Độ, Theo Béjaud, rễ được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị sốt rét.

Hoa cỏ: cây thuốc ướp hương

Bothriochloa pertusa là một loài cỏ thuộc họ Lúa (Poaceae), có tên gọi khác là Amphilophis pertusa. Loài cỏ này phân bố rộng rãi trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Chân chim núi đá: dùng làm thuốc trị hậu sản

Dân gian dùng làm thuốc trị hậu sản. Ở Trung Quốc Vân Nam rễ được dùng trị cam tích trẻ em, gân cốt đau nhức

Hế mọ, cây thuốc trị lỵ amip

Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính

Nàng nàng: hành huyết trục ứ

Do mặt dưới lá cũng bạc tương tự như lá Bạc thau nên có nơi gọi là Bạc thau cây và cũng dùng nó chữa bệnh bạch đới, khí hư.

Móng bò vàng: dùng trị viêm gan

Ở Ân Độ, nước sắc vỏ rễ dùng trị viêm gan, trị giun; chồi và hoa non dùng trị bệnh lỵ. Quả dùng lợi tiểu. Cây dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt.

Bàng bí: cây thuốc bổ

Quả được dùng ăn như rau, nhưng thường được dùng để duốc cá, Ở Philippin, người ta lại thường dùng vỏ.

Cải trời, thanh can hoả

Cải trời có vị đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng thanh can hoả, giải độc tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng

Bìm bìm ba răng, tăng trương lực và nhuận tràng

Bìm bìm ba răng phối hợp với các vị thuốc khác dùng chữa sốt rét và chữa ban xuất huyết. Bìm bìm ba răng, Dây chân chó, Cây keo ta, Cây đầu ma, Cành lá me nước, Gừng sống

Ngút nhớt: làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Quả ăn được, có nhớt dịu và tăng trương lực. Vỏ được xem như là bổ. Hạt được dùng tán thành bột làm thuốc đắp trị bệnh nấm

Ngõa vi gân mờ: thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm thận, lỵ, viêm gan, viêm kết mạc mắt, viêm hầu họng.

Hu đen, thuốc cầm máu, tán ứ tiêu thũng

Vị chát, tính bình, có tác dụng thu liễm cầm máu, tán ứ tiêu thũng, Cây cho gỗ và cho sợi dùng làm giấy và bông nhân tạo

Bù dẻ lá lớn: trừ phong thấp

Rễ có vị cay, đắng, tính bình; có tác dụng trừ phong thấp, bổ gân cốt. Lá có vị nhạt, hơi thơm, tính bình; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, ngừng ho.

Mạn kinh lá đơn: phát tán phong nhiệt

Lá dùng chữa đòn ngã tổn thương, giã ra và ngâm vào rượu, lấy nước uống, bã đắp. Ở Thái Lan người ta dùng lá làm thuốc lợi tiêu hoá, làm long đờm và dùng trị bệnh ngoài da và ghẻ, rễ được dùng trị bệnh về gan.

Chìa vôi bò: đắp ung nhọt lở loét và đinh nhọt

Lá và ngọn non của thứ có lá không đỏ ở mặt dưới thái nhỏ dùng nấu canh chua, Ở Ân Độ, người ta dùng cây giã đắp ung nhọt lở loét và cả đinh nhọt, áp xe nhỏ làm cho mưng mủ

Giềng giềng đẹp, cây thuốc trị bệnh trĩ

Người ta dùng thân, lá nấu nước tắm trong trường hợp bị bệnh trĩ, Chúng cũng có tính làm giảm đau nên cũng được dùng tắm và chà xát trên cơ thể người bị co giật

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Bùi Wallich: bổ và hạ nhiệt

Bùi là cây gỗ cao từ 1 đến 6 mét (đôi khi có thể cao đến 18 mét). Lá của cây có hình xoan bầu dục, tròn ở cả hai đầu

Bàm bàm nam, cây thuốc chống co giật

Dây có vị hơi đắng và se, tính bình có tác dụng trừ phong thấp và hoại huyết, Hạt có vị ngọt và se, tính bình, có độc, có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu

Cỏ bợ: trị suy nhược thần kinh

Người ta thường hái Cỏ bợ về làm rau ăn sống, xào, luộc hoặc nấu canh với tôm tép, để làm thuốc, thường dùng trị suy nhược thần kinh, sốt cao không ngủ, điên cuồng.