Bùm sụm, chữa đau nhức lưng

2018-04-04 09:26 AM
Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bùm sụm, Chùm rụm, Cườm rụng - Carmona microphylla (Lam.). Don (Ehretia buxifolia- Roxb.), thuộc họ Chùm rụm - Ehretiaceae.

Mô tả

Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1 - 4cm, rộng 0,5 - 2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2 - 3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1 - 4 hạt.

Bộ phận dùng

Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.

Nơi sống và thu hái

Cây của vùng Ân Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.

Tính vị, tác dụng

Thân cành lá Bùm sụm có vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng tiêu ban nóng, hoá đờm thấp, hạ khí, tiêu thực. Rễ có vị dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ân Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Ở Philippin, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho.

Đơn thuốc

Các bệnh ban bạch trước do sốt thương hàn, nóng dây dưa không dứt, dùng lá Bùm sụm 10g, dây Lức 10g, Thổ phục linh 10g, củ Sả 10g; cây Dâu 10g, Mơ lông 10g. Trần bì 10g, lá Liễu 10g, Cỏ mần trầu 10g, Bồ công anh 10g và gừng sống 3 lát. Các vị bằng nhau, đổ nước ngập xác, sắc cho keo, uống ngày một thang. (Kinh nghiệm ở An Giang).

Bài viết cùng chuyên mục

Hy kiểm: thuốc trị sốt rét

Dùng uống trong trị sốt rét, trẻ em cam tích, rắn độc cắn, đau răng. Dùng ngoài nấu nước rửa các loại sang độc và sưng đỏ từng bộ phận.

Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương

Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.

Muồng trâu, dùng chữa táo bón

Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở

Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt

Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau

Cẩm chướng gấm: thuốc lợi tiểu

Lá được dùng làm thuốc cho trẻ nhỏ uống chữa bệnh về ruột. Các lá giã nghiền ra dùng chữa bệnh về mắt

Bài cành, cây thuốc lợi tiểu

Cây phân bố ở Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc trong rừng hơi ẩm, thuộc một số tỉnh phía Nam như Tây Ninh, Sông Bé

Lấu núi, thuốc đắp vết loét và sưng

Lá nấu lên dùng rửa các vết thương lở loét và chữa đau bụng. Ở Ân Độ, rễ được dùng làm thuốc đắp vết loét và sưng; cũng dùng nấu nước tắm toàn thân khi bị sốt và bị chứng lách to

Lưỡi mèo tai chuột, thanh nhiệt giải độc

Cây mọc phổ biến ở các miền núi trung du và đồng bằng khắp nước ta, thường bám trên các cây gỗ hay bất kỳ cây gì có bề mặt ẩm ướt, trên các vách đá

Lộc vừng hoa chùm: trị bệnh sởi

Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để duốc cá.

Móc cánh hợp: cây thuốc

Móc cánh, với tên khoa học Caryota sympetala Gagnep, là một loài cây thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây thường được tìm thấy ở các khu vực rừng nhiệt đới ẩm, đặc biệt là ở các vùng núi cao.

Nhàu lông mềm: dùng chữa đau lưng tê thấp

Cây của miền Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang dọc các bờ sông ở Vĩnh Phú, Hoà Bình. Thu hái toàn cây quanh năm, phơi khô

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Bạc hà, cây thuốc chữa cảm cúm

Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm, có tác dụng hạ sốt, làm ra mồ hôi, làm dịu họng, lợi tiêu hoá tiêu sưng, chống ngứa

Cói dù: cây làm thuốc trị giun

Loài của Ân Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ôxtrâylia, châu Phi, Khá phổ biến ở nước ta, từ Lào Cai đến Kiên Giang, trong các chỗ ẩm ướt, có khi mọc dựa lộ

Chuối con chông (cầy giông): cây thuốc

Thịt quả màu vàng sáng, ăn được, các loài cầy giông chông rất thích ăn, do đó ở Quảng Trị, người ta gọi nó như trên

Huỳnh xà: thuốc chữa ban

Huỳnh xà (Davallia denticulata) là một loài dương xỉ thuộc họ Vẩy lợp, khá phổ biến ở nhiều vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Gia đỏ trong, cây thuốc trị lỵ

Loài đặc hữu ở miền Nam Việt Nam, gặp ở rừng Bảo chánh thuộc tỉnh Đồng Nai và một số nơi khác thuộc các tỉnh Kontum, Gia Lai và Đắc Lắc

Kim phượng, thuốc trị sốt rét

Lá thường dùng trị sốt rét nặng và xổ, Dùng hãm uống có thể gây sẩy thai, Vỏ cũng dùng gây sẩy thai, rễ dùng trị thổ tả, dùng uống trong để lợi kinh

Lấu bò, thuốc giảm đau

Cây của vùng Ân Độ, Malaixia, mọc hoang bám trên các cây gỗ hay trên đá. Thu hái toàn cây quanh năm dùng tươi hay phơi khô

Phong quỳ: dùng chữa bệnh về tim

Có vị đắng tính hàn; có ít độc, có tác dụng khư phong thấp, thanh nhiệt giải độc, trị phong thấp đau nhức khớp xương, gẫy xương, chứng giun đũa

Hương thảo: thuốc tẩy uế

Hương thảo có vị chát, nóng, mùi thơm nồng, hơi se, có tính tẩy uế và chuyển máu, dùng với liều thấp, nó gây sự dồn máu ở các cơ quan vùng bụng.

Đuôi chồn chân thỏ: cây thuốc trị lỵ

Đuôi chồn chân thỏ là một loại cây thảo sống lâu năm, có khả năng phân nhánh nhiều từ gốc và lan rộng.

Bụt mọc, trị thấp khớp

Cây có rễ thớ hình trụ cao thấp khác nhau. Có thể nhân giống bằng hạt. Cũng thường được trồng làm cây cảnh trong chậu

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Gạo sấm, cây thuốc đắp vết thương

Dầu hạt có thể chế tạo xà phòng, Lá được sử dụng trong phạm vi dân gian làm thuốc giã đắp các vết thương do tên thuốc độc