- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bứa: tác dụng tiêu viêm
Bứa: tác dụng tiêu viêm
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bứa lá tròn dài - Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth., thuộc họ Măng cụt - Clusiaceae.
Mô tả
Cây gỗ thường xanh cao 6 - 7m. Cành non thường vuông, xoè ngang và rủ xuống.
Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3 - 5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng; bầu 4 (6 - 10) ô, hình cầu, vòi ngắn. Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6 - 10 hạt.
Mùa hoa quả tháng 3 - 6.
Bộ phận dùng
Vỏ - Cortex Garciniae.
Nơi sống và thu hái
Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam - Đà Nẵng. Cũng thường được trồng lấy lá tươi và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng
Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá có vị chua thường được dùng thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, ăn được, cũng dùng nấu canh chua. Vỏ thường dùng trị: 1. Loét dạ dày, loét tá tràng; 2. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá; 3. Viêm miệng, bệnh cặn răng; 4. Ho ra máu. Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. Liều dùng 20 - 30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. Nhựa bứa dùng trị bỏng.
Đơn thuốc
Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá: Vỏ cây Bứa sắc đặc cô đặc lấy 50%; hàng ngày uống 30ml.
Bỏng: Nhựa Bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1 - 2 lần.
Bài viết cùng chuyên mục
Lức dây, có tác dụng hạ nhiệt
Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau, nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola
Nam sa sâm: trị ho ra máu
Loài của Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Bắc Việt Nam. Thường gặp trong các ruộng hoang vùng chợ Cành, tỉnh Ninh Bình.
Hoa chông: cây thuốc trị ho ra máu
Ở Trung Quốc dùng trị phổi nóng, ho ra máu, ho gà, sốt rét, Ở Ân Độ, rễ và lá dùng tiêu sưng, nước sắc rễ, lá dùng trị ho; cây được dùng trị rắn cắn
Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc
Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ
Đậu muồng ăn, cây thuốc trị sốt
Quả đậu non và hạt dùng để ăn. Hạt được sử dụng làm thức ăn trị sốt và làm tăng thị lực của mắt
Đậu vây ốc: cây thuốc trị lỵ
Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng.
Mạ sưa, chữa viêm ruột
Ở Vân Nam Trung Quốc người ta dùng chữa viêm ruột, ỉa chảy, ăn trúng độc, trúng độc thuốc trừ sâu. Quả dùng trị suy nhược thần kinh
Mặt cắt: chữa viêm tuyến vú
Mắt cắt, xay trúc đào là một loại cây dược liệu có giá trị, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Cây có nhiều tên gọi khác nhau và được phân loại thuộc họ Đơn nem.
Nai (cây): chữa vết thương
Lá chữa vết thương. Nước sắc lá hay toàn cây dùng làm thuốc trị bệnh về đường hô hấp.
Lọ nồi Hải Nam, thuốc trị bệnh ngoài da
Tính vị, tác dụng, Hạt Lọ nồi Hải Nam có vị cay, tính nóng, có độc, có tác dụng khư phong, công độc, sát trùng
Bèo lục bình: sơ phong thanh nhiệt
Bèo lục bình có thể dùng làm thức ăn cho người; người ta lấy cả đọt non và cuống lá mang về, rửa sạch, nấu canh, chỉ cần cho chín tái, không nên chín nhừ.
Cỏ đậu hai lá: thanh nhiệt giải độc
Còn một loài khác là Zornia gibbosa Spanoghe là cây thảo hằng năm, có bông hoa dày đặc hơn và lá bắc có những điểm tuyến, mọc ở Bà Rịa và Tây Ninh
Lan tóc tiên: thuốc thanh nhiệt tiêu viêm
Ở Trung Quốc, cây được dùng trị sốt rét, viêm hầu họng, sưng amygdal, viêm bàng quang, đòn ngã tổn thương, đau phong thấp, gẫy xương.
Náng: lợi tiểu và điều kinh
Hành của Náng có vị đắng, có tác dụng bổ, nhuận tràng, long đờm. Rễ tươi gây nôn, làm mửa và làm toát mồ hôi. Hạt tẩy, lợi tiểu và điều kinh.
Lá móng: thuốc chữa bệnh ngoài da
Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.
Quế Bon: dùng trị cảm lạnh
Có vị ngọt cay, mùi thơm, tính nóng, cũng được dùng trị cảm lạnh, kích thích tiêu hoá, trị ỉa chảy và sát trùng.
Cẩm cù nhiều hoa: thuốc lợi tiểu
Ở Ân Độ, dịch của cây dùng làm thuốc lợi tiểu. Ở Java của Inđonêxia, người ta dùng lá giã ra đắp trị tê thấp.
Mơ tròn, trị lỵ trực trùng
Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
Dứa Mỹ: cây thuốc lợi tiểu điều kinh
Dứa Mỹ không chỉ là một loại cây cảnh đẹp mà còn có nhiều công dụng trong y học. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Đề: cây thuốc chữa đau răng
Vỏ thân được dùng ở Trung Quốc làm thuốc súc miệng chữa đau răng và làm chắc răng, Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ trị bệnh lậu.
Lộc vừng: chữa đau bụng
Lá non và chồi non mà ta gọi là Lộc vừng có vị chát chát dùng ăn ghém với rau và các thức ăn khác. Vỏ thân thường dùng chữa đau bụng, sốt, ỉa chảy.
Quyển trục thảo: cây thuốc trị đau đầu
Cây dùng làm cỏ chăn nuôi tốt, Ở đảo Phú quý, gần Nha Trang, cây được dùng làm thuốc trị đau đầu; người ta đem sao lên và nấu nước uống mỗi lần một chén
Mắm đen: thuốc trị bệnh phong hủi
Lá dùng làm phân xanh, chứa nhiều đạm. Quả ăn được, cây làm củi, hoa là nguồn nuôi ong mật. Vỏ thân và vỏ rễ dùng làm thuốc trị bệnh phong hủi. Ở Trung Quốc người ta dùng làm thuốc trị lỵ
Khoai lang, thuốc nhuận tràng
Khoai lang có vị ngọt, tính bình, có tác dụng nhuận tràng, bổ hư tổn, ích khí lực, mạnh tỳ thận
Đước xanh, cây thuốc trị đái tháo đường
Thường dùng để nhuộm lưới và thuộc da, Vỏ được dùng làm thuốc cầm máu và trị ỉa chảy. Ở Ân Độ, được dùng trong điều trị bệnh đái đường