Bông vàng, uống làm thuốc tẩy

2018-04-03 12:50 PM
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bông vàng, Dây huỳnh, Huỳnh anh - Allamanda cathartica L., thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae.

Mô tả

Cây nhỏ mọc thành bụi, trườn, có mủ trắng, không lông; nhánh tròn, cỡ 1cm, có cành dọc. Lá to mọc đối hay vòng 3 - 6, hình thuôn dài, đầu nhọn. Hoa mọc thành chuỳ gần ngọn, màu vàng tươi, to, gần như đều; lá đài rời, xanh, 3 to, 2 nhỏ; tràng có một ống hẹp rời rộng; 5 nhị đính ở trên phần hẹp, 5 vảy có lông; bầu hình trứng 1 ô, chứa nhiều noãn. Quả nang có gai, mở thành 2 van cứng; hạt ít.

Ra hoa quanh năm, chủ yếu vào tháng 9-10.

Bộ phận dùng

Cành, lá và nhựa - Ramulus, Folium et Semen Allamandae Catiharticae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới (Brazin, Guyan), được trồng khắp nơi làm cảnh vì có hoa đẹp quanh năm.

Tính vị, tác dụng

Vỏ cây, nhựa và hạt có độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì. Thuốc hãm của lá tẩy nhẹ; với liều cao, nó gây xổ và gây nôn. Nhựa mủ là một loại thuốc tẩy nhưng ít được dùng hơn. Nó gây xổ ở liều 8 - 10 giọt trong một poxio phù hợp; với liều cao hơn sẽ là chất tẩy mạnh. Ở Trung Quốc, có nơi người ta dùng toàn cây làm thuốc chữa ghẻ ngứa, sát trùng, diệt bọ gậy.

Bài viết cùng chuyên mục

Lùng: trị viêm khí quản và ho suyễn

Loài phân bố từ Madagascar tới Việt Nam, Nam Trung Quốc, Philippin, ở nước ta, cây thường mọc nơi ẩm trong rừng; cũng thường được trồng lấy thân làm dây buộc.

Muồng đỏ, trừ giun sát trùng

Chúng thường mọc trên các vùng núi đá vôi luôn luôn ở các quần hệ hở, trong đó có rừng rụng lá cây họ Sao dầu từ Lai Châu đến Thanh Hoá

Chay Cúc phương: rễ dùng ăn trầu

Gỗ màu vàng nhạt, thớ mịn thường sử dụng đóng đồ. Quả ăn ngon và thơm. Rễ dùng ăn trầu như Chay Bắc bộ

Ba gạc châu Phi: cây thuốc hạ huyết áp

Chỉ mới gặp ở huyện Phù Ninh tỉnh Vĩnh Phú, Nơi đây thời trước có trạm thí nghiệm trồng cây nhiệt đới do người Pháp lập ra, có thể là cây nhập từ châu Phi.

Dung đen: cây thuốc chữa nấm ghẻ

Cây mọc trong rừng núi cao giữa 900m và 1500m một số nơi trên miền Bắc và qua Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hoà đến Lâm Đồng.

Hoa mười giờ, cây thuốc trị đinh nhọt và viêm mủ da

Thường dùng ngoài trị đinh nhọt và viêm mủ da, ghẻ ngứa và bỏng, eczema, Giã cây tươi hoặc chiết, dịch cây dùng bôi ngoài

Cẩm địa la: bổ huyết điều kinh

Cẩm địa la có vị cay nồng, đắng, hơi hăng, mùi thơm mạnh, tính bình, có tác dụng bổ huyết, điều kinh, cầm máu, giảm đau, giải độc

Ông lão Henry: dùng chữa sốt cao và đau hầu họng

Theo Trung Quốc cao đẳng thực vật, rễ cây có thể thanh nhiệt giải độc, dùng chữa cảm kinh phong cấp, sốt cao và đau hầu họng

Cà trời: hạt để trị đau răng

Dùng ngoài, người ta lấy rễ nấu tắm trị sốt về đêm và dùng đắp trị ghẻ, các vết đứt, vết thương, dao chém và đau bìu dái

Bạch tiền lá liễu, cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc, toàn cây dùng làm thuốc thanh nhiệt giải độc, Thân rễ được sử dụng nhiều chữa các bệnh về phổi, ho nhiều đờm, đau tức ngực, trẻ em cam tích

Hồng anh, cây thuốc trị mất ngủ

Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ, ho có co cứng, ho gà, hen, viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban

Ô rô: dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Ở Thái Lan dùng lá phối hợp với Hồ tiêu làm viên thuốc bổ tăng tuổi thọ, lá cũng dùng làm thuốc gội đầu, làm mượt tóc

Me, thanh nhiệt, giải nắng

Cũng được trồng ở nước ta làm cây bóng mát và lấy quả ăn, chế mứt, làm nước giải khát hoặc nấu canh chua. Ta thu hái lá và vỏ quanh năm; thu quả vào mùa đông

Duối: cây thuốc chữa phù thũng

Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc, vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy

Cát đằng cánh: dùng đắp trị đau đầu

Loài của miền Đông Châu Phi, được gây trồng, nay trở thành cây mọc hoang trong các lùm bụi ở Huế, Đà Lạt và thành phố Hồ Chí Minh

Cam núi: trừ phong thấp

Từ lâu, rễ Cam núi đã được sử dụng ở Ân Độ như thuốc trị lỵ, điều kinh và dùng trong sự suy yếu do thể trạng và dưỡng sức sau cơn sốt.

Cói dùi thô: cây thuốc trị ỉa chảy và nôn mửa

Cây mọc ở nhiều nơi trên đất có bùn từ Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng tới những nơi còn ảnh hưởng của thuỷ triều ở Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang

Bưởi bung: tác dụng giải cảm

Rễ có vị cay, lá có vị hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giải cảm, trừ đờm, chống ho, kích thích tiêu hoá, tán huyết ứ.

Bạch liễm, cây thuốc chữa trĩ, mụn nhọt

Thường dùng chữa trĩ rò, tràng nhạc, mụn nhọt sưng lở, bỏng lửa và bỏng nước, Liều dùng 6, 12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài lấy rễ giã đắp chỗ đau

Quảng phòng kỷ: tác dụng lợi niệu khư phong

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị phong thũng, thủy thũng, tiểu tiện khó khăn, phong thấp tê đau, cước khí thấp thũng, hạ bộ ung thũng và thấp sang

Nguyên tuy cúc: đắp ngoài trị phong thấp

Nước hãm cây dùng làm thuốc rửa mặt, còn nước sắc toàn cây có hiệu quả điều trị cảm lạnh đau đầu và đau ngực

Câu kỷ: dùng làm thuốc cường tráng

Câu kỷ tử có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, nhuận phế, mạnh gân xương, lại có tác dụng làm hạ đường huyết.

Lục lạc lá bắc: trị sốt và chống ecpet

Loài phân bố ở Mianma, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam đến Philippin. Cây mọc ở đất hoang, trảng cỏ, rừng rụng lá từ Ninh Bình qua Quảng Bình.

Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường

Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang

Đa Talbot, cây thuốc chữa loét

Loài của Ân Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanca và Việt Nam, Ở nước ta chỉ gặp ở vùng núi Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang