Bông tai: tiêu viêm giảm đau

2018-04-03 12:49 PM

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy, dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bông tai, Ngô thì - Asclepias curussavica L. thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae

Mô tả

Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 60 - 150cm, phân cành nhánh thừa, có mủ trắng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, thon hẹp hình ngọn giáo, dài 6 - 8 cm; cuống 3 - 4 mm. Cụm hoa dạng tán ở ngọn thân; mang 6 - 12 hoa màu vàng ở giữa, nâu ở xung quanh; cánh hoa dính nhau ở phần góc và rũ xuống; nhị làm thành một cột to, màu đỏ, tràng phụ màu vàng,dạng thuỳ quăn đính vào cột nhị. Quả đại xếp đứng từng đôi, dài 6 - 8 cm; hạt có mào lông.

Hoa tháng 5 - 12

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Asclepiadis Curassavicae

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Trung Mỹ, cũng được thuần hoá ở nhiều xứ nhiệt đới. Ở nước ta, cây thường được trồng vì hoa có dáng lạ nom như cái hoa tai. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học

Có các glucosid aselepiadin và vincetoxin. Trong lá có 3 glucosid trợ tim trong đó có aselepiaside D.

Tính vị, tác dụng

Cây có vị đắng, tính hàn, có độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ huyết, trợ tim. Rễ có tác dụng gây nôn, tẩy; dịch lá trừ giun và làm ra mồ hôi.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Trung Quốc thường được dùng trị: 1. Viêm tai, mụn nhọt và viêm mủ da; 2. Thông kinh. Liều dùng 6 - 9g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị 1. Vết gẫy, vết đứt; 2. Eczema, nấm tóc. Lấy lá tươi giã đắp. Ở Ân Độ, người ta dùng rễ trong điều trị bệnh trĩ và bệnh lậu; lá được dùng làm thuốc cầm máu và trị bệnh lậu. Còn cây thường dùng trong điều trị bệnh lao phổi. Ở nước ta, cây được dùng trị kiết lỵ, ỉa chảy và tẩy giun. Ngày dùng 8 - 16g, dạng thuốc sắc.

Đơn thuốc

1. Trị viêm vú, nhọt và viêm mủ da, dùng Bông tai 6-9g sắc uống, cũng đồng thời lấy nước lau, rửa bên ngoài. 2. Eczema: ép thân cây lấy nhựa bôi.

Ghi chú

Cây có độc, khi dùng uống trong phải cẩn thận. Đặc biệt là nhựa cây không được dùng để uống trong.

Bài viết cùng chuyên mục

Nhót núi: cây thuốc dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương

Rễ dùng trị phong thấp đau nhức khớp xương, đòn ngã ứ đau, thổ huyết, chó dại cắn. Lá dùng trị viêm nhánh khí quản mạn tính, hen phế quản, cảm mạo và ho

Quế thanh: chữa đau bụng ỉa chảy do lạnh

Cũng dùng như Quế nhục làm thuốc chữa đau bụng và dạ dày, ỉa chảy do lạnh, thận âm bất định, đau lưng, phong tê bại, chữa thũng, kinh bế do hàn và cấp cứu bệnh do hàn.

Cải giả: làm thuốc mát

Cây mọc trong rừng thưa, dọc bờ nước, nhiều nơi ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu cho tới Gia Lai, Komtum, Đắc Lắc, Lâm Đồng.

Móng bò đỏ: có tác dụng lợi trung tiện

Loài cổ nhiệt đới nhưng không gặp mọc hoang ở Đông Nam châu Á. Được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Ta thường trồng ở vùng đồng bằng vì hoa to, đẹp.

Cơm cháy: cây thuốc chống co thắt và tiêu phù

Rễ trị đòn ngã tổn thương, gãy xương, thấp khớp, Thân và lá trị viêm thận, phù thũng, Dùng ngoài chữa đụng giập, ngứa, eczema

Hoàng hoa, cây thuốc trị hạ nhiệt, tiêu phù

Vị hơi đắng, cay, tính bình và hơi có độc; có tác dụng hạ nhiệt, tiêu phù, tiêu viêm và kháng sinh

Ngâu Roxburgh: trị sưng viêm

Loài của Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở rừng ở độ cao đến 1.000m từ Hoà Bình tới Kontum, Lâm Đồng, Đồng Nai ra tận đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.

Han dây: cây thuốc chữa ho hen

Cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ: Thường leo bằng thân quấn, lá đơn mọc so le, hình trái tim. Hoa đơn tính: Cụm hoa đực và cái riêng biệt. Quả nang: Có gai nhọn, khi chín nứt ra để hạt.

Pison hoa tán: dùng trị băng huyết

Lá được dùng trị băng huyết, thường lấy lá tươi đâm lấy nước, cho thêm tí muối uống, trị đái đường, dùng lá tươi giã ra lấy nước thêm 2 chỉ Châu sa để uống

Mát tơ, trị đau răng

Ở Malaixia, lá dùng chữa đau mắt, còn dùng cho vào răng sâu trị đau răng. Lá dùng hãm uống trị sốt rét, rối loạn tiết niệu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh con

Cọ cảnh: trị nôn ra máu chảy máu cam ỉa ra máu

Cây cọ cảnh, với tên khoa học Trachycarpus fortunei, là một loài cây thuộc họ Cau, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.

Hoàng liên ô rô, cây thuốc thanh nhiệt ở phế vị

Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận, Ở Ân Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích

Bồng nga truật, chữa loét aptơ miệng khô

Trong y học cổ truyền Thái Lan, người ta dùng củ làm thuốc chữa các bệnh về mồm miệng như loét aptơ, miệng khô và làm thuốc lợi tiểu

Cây men: trị đau nhức đầu do cảm mạo

Vị cay hơi đắng, tính hơi ấm, có tác dụng tán hàn giải biểu, thanh nhiệt giải thử, tán thấp chỉ dương, tiêu viêm chỉ huyết.

Đào tiên: cây thuốc trị ho long đờm

Cơm quả hơi chua, sau khi nấu dùng chế xi rô trị ho, làm long đờm, Cơm quả chưa chín hoàn toàn và dịch cây nhuận tràng, Cồn chiết với liều 10 centigam là thuốc khai vị.

Cẩu tích Nhật Bản: dùng trị mụn nhọt độc

Thường dùng trị mụn nhọt độc, đau bụng giun, đái ra máu, băng huyết. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng dự phòng bệnh sởi, viêm não B truyền nhiễm

Hoa phấn, cây thuốc tiêu viêm

Rễ củ Hoa phấn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, hoạt huyết tán ứ, Ở Ân Độ người ta cho rằng rễ kích dục, lọc máu

Cáp điền: đắp các vết thương sưng đau do tê thấp

Ở Ân Độ, người ta dùng lá tươi hơ nóng đắp các vết thương sưng đau do tê thấp, cây khô tán thành bột và lẫn với một lượng tương đương hạt.

Gáo vàng, cây thuốc chữa xơ gan

Thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa sốt và chữa xơ gan cổ trướng, Dùng 10, 15g, sắc uống. Để chữa xơ gan, phối hợp với Cỏ sữa. Cỏ xước, mỗi vị 10g

Canh châu: thanh nhiệt giải độc

Lá thường dùng riêng hoặc phối hợp với lá Vối làm nước uống thay trà, vừa giải khát, vừa phòng bệnh sởi đậu.

Gai cua: cây thuốc nhuận tràng gây nôn

Hạt nhuận tràng, gây nôn, làm long đờm và là chất nhầy dịu; cũng có tác dụng chống độc, Rễ gây chuyển hoá, dầu hạt dùng xổ. Nhựa có tính gây tê.

Cà chua: trị suy nhược

Quả Cà chua có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết.

Nhọc đen: cây thuốc trị viêm dạ dày mạn tính

Ở Trung Quốc, rễ được dùng trị viêm dạ dày mạn tính, tỳ vị suy nhược, ăn uống không tiêu, chân tay yếu mỏi, di tinh

Keo ta, thuốc đắp mụn nhọt

Lá rất dịu, đem luộc chín dùng đắp mụn nhọt, còn nước thì dùng rửa, Quả dùng nấu nước gội đầu, Hạt dùng để tẩy giun đũa

Lanh: thuốc chữa ngoài da

Thường dùng làm thuốc chữa ngoài da ngứa ngáy, phong hủi, đau đầu, tiểu tiện không thông, ở Phi châu, người ta dùng hạt lanh trị ho.