- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Bông ổi, hạ sốt tiêu độc
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bông ổi, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý - Lantana camara L., thuộc họ Cỏ roi ngựa – Verbenaceae.
Mô tả
Cây nhỏ, cao tới 1,5m - 2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả bạch hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1 - 2 hạt cứng, xù xì.
Bộ phận dùng
Lá, hoa và rễ - Folium, Flos et Radix Lantanae.
Nơi sống và thu hái
Cây gốc ở Trung Mỹ, được nhập trồng làm cảnh, nay phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven bờ biển. Các bộ phận của cây thu hái vào mùa khô, phơi hay sấy khô. Cũng có khi dùng tươi.
Thành phần hoá học
Lá chứa 0,2% tinh dầu; ở hoa khô chỉ có 0,07%. Tinh dầu có 8% terpen bicyclic và 10 - 12% L-a-phelandren. Tinh dầu bông ổi Ân Độ chứa cameren, isocameren và micranen. Trong vỏ có 0,08% lantanin, là một alcaloid. Lá trong thời kỳ có hoa chứa 0,31 - 0,68% lantanin, còn có lantaden.
Tính vị, tác dụng
Lá có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng. Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu. Rễ có vị dịu, tính mát, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau. Người ta biết lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp. Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp. Liều dùng 30 - 60g, dạng thuốc sắc. Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa. Hoa dùng làm thuốc trị ho với liều 12g, dạng thuốc sắc hay hâm nóng hoặc chế xi rô.
Đơn thuốc
Viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt, nấu lá tươi để rửa ngoài.
Chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu, giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Ho ra máu và lao phổi, dùng hoa khô 6 - 10g nấu nước uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Cau rừng: dùng để ăn trầu
Ở nước ta, cây mọc phổ biến ở trong rừng thường xanh từ Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, tới Kiên Giang
Kim ngân lẫn: thuốc dùng trị mụn nhọt
Vị ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, Cũng nhu Kim ngân, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa. Liều dùng hoa 8 đến 20g.
Mã tiền Trung Quốc, chữa đau đầu
Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cây mọc ở rừng rậm và rừng vùng núi cao, trên đất sét hay cát, ở nước ta chỉ gặp ở tỉnh Quảng Ninh
Mướp hỗ: cây thuốc chữa thổ huyết
Mướp hỗ, mướp tây và bí con rắn là những loại quả quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam . Chúng không chỉ là thực phẩm ngon mà còn có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu.
Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu
Hoàng tinh hoa đốm, cây thuốc bổ
Ở nước ta, chỉ thấy mọc ở rừng thường xanh ở Nghĩa Lộ và Lâm Đồng, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cây dùng làm thuốc bổ, giảm đau
Hoa thảo: cây thuốc
Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.
Cây se: làm liền sẹo
Để dùng ngoài có thể lấy rễ cây tươi giã đắp hoặc dùng nước nấu rễ cây khô để rửa hoặc dùng bông thấm thuốc để đắp
Canhkina: làm thuốc chữa thiếu máu
Vỏ Canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường
Lài sơn, thuốc khư phong trừ thấp
Toàn cây có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hành huyết khư phong tiêu thũng giảm đau
Phá cố chỉ: dùng trị lưng cốt đau mỏi
Được dùng trị lưng cốt đau mỏi, người già đái són, đái dắt, ỉa chảy kéo dài, gầy yếu ra nhiều mồ hôi, thần kinh suy nhược, di tinh; dùng ngoài trị phong bạch điển.
Hồi núi: cây thuốc có độc
Người ta chỉ dùng hạt giã ra để duốc cá, không dùng uống được, Nếu dùng nhầm sẽ bị ngộ độc: có triệu chứng nôn mửa, rát họng, đau bụng.
Kê: thuốc chữa ho
Kê thuộc loại lương thực thường dùng trong nhân dân. Cũng được dùng làm thuốc chữa lậu nhiệt, ho nhiệt, ho khan.
Long nha thảo, thu liễm chỉ huyết
Tính vị, tác dụng, Cây có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm chỉ huyết, triệt ngược, chỉ lỵ, giải độc
Nho lông: dùng chữa viêm phế
Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.
Lô hội, nhuận tràng, lợi tiêu hoá
Nhựa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hoá, điều kinh và trị giun. Lá và hoa có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng
Mít tố nữ, hạ huyết áp
Khi rọc vỏ quả Mít theo chiều dọc, rồi rút cuống ra các múi mít dính vào cùi như một chum trái cây màu vàng. Cũng có loại Mít tố nữ có múi nhiều, ít xơ, lại có loại quả toàn là xơ
Hải đồng, cây thuốc trị kiết lỵ
Cây mọc ở vùng Cà Ná và cũng được trồng làm cảnh, Còn phân bố ở Trung Quốc, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Vỏ được dùng trị kiết lỵ và nhức mỏi
Bù dẻ, bổ dưỡng hồi phục sức khoẻ
Quả ăn được, có vị chua. Hoa rất thơm. Rễ cũng được dùng nấu nước cho phụ nữ sinh đẻ uống như là thuốc bổ dưỡng để hồi phục sức khoẻ
Chàm bụi: dùng chữa bệnh giang mai
Cây của nhiệt đới Mỹ châu, được nhập vào trồng ở Ân Độ và các nước Đông Nam Á, hay gặp mọc hoang ở các sinh cảnh hở.
Dung mốc, cây thuốc trị cảm mạo
Gỗ xấu, chỉ làm được vật dụng không tiếp xúc với đất, Ở Trung Quốc, vỏ cây dùng trị cảm mạo, Dầu hạt cũng được sử dụng trong công nghiệp
Hồng: cây thuốc giáng nghịch hạ phong
Hồng (hay còn gọi là hồng táo, táo tàu) là một loại quả quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài giá trị dinh dưỡng cao, hồng còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, đặc biệt có tác dụng giáng nghịch hạ phong, bổ huyết, nhuận táo.
Quyển bá quấn: tác dụng thanh nhiệt nhuận phế
Cây ưa bóng mọc trong rừng ẩm ở độ cao 1000 đến 2000m, trên đất đá vôi, ở các mỏm đá, khe đá, lòng suối, nhiều nơi từ vùng cao Sapa cho đến Gia Lai, thu hái toàn cây quanh năm
Hàm ếch, cây thuốc thanh nhiệt lợi niệu
Tính vị, tác dụng, Vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, giải độc tiêu thũng
Chè: dùng khi tâm thần mệt mỏi đau đầu mắt mờ
Chè có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm.