Bơ: chống tăng độ acid của nước tiểu

2018-04-03 11:21 AM

Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bơ - Persea americana Miller (P. gratissima Gaertn). thuộc họ Long năo - Lauraceae.

Mô tả

Cây gỗ cao tới 15m. Lá xoan, thuôn hay bầu dục, dài 6 - 25 cm, rộng 3,5 - 15cm, nhọn góc ngắn ở gốc, có mũi nhọn hay tù ngắn ở chóp. Cụm hoa thành chuỳ dày đặc. Hoa nhỏ, màu xanh lục hay vàng vàng; đài hơi có lông mịn. Quả mọng lớn, nạc, dạng quả lê, hình trứng hay hình cầu, màu lục hay màu mận tía khi chín; thịt mềm, màu vàng lục, có một hạt to với lá mầm nạc.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Perseae.

Nơi sống và thu hái

Loài của miền nhiệt đới châu Mỹ, cũng được trồng ở các xứ nhiệt đới khác. Ở Antilles và California (Mỹ). Bơ được trồng nhiều nhất và cho sản lượng cao. Phi châu và Israel là vùng sản xuất nhiều thứ hai và cung cấp sản phẩm cho châu Âu. Có các giống chính là Mêhicô, Guatemala và Antilles. Ở nước ta, cũng nhập trồng từ đầu thế kỷ 20. Hiện nay vùng sản xuất chính là Lâm Đồng và các tỉnh khác vùng Tây Nguyên.

Thành phần hoá học

Quả Bơ chứa: Nước 60%; protid 2,08%, lipid 20,10%, glucid 7,40%, tro 1,26%, nghèo về chất khoáng; các aminoaacid là: cystin, trytophan; có nhiều chất kháng sinh. C̣n có vitamin A, B và C (19 - 20mg%).

Tính vị, tác dụng

Quả Bơ là một loại thức ăn gần đầy đủ, rất dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh. Còn có tác dụng chống tăng độ acid của nước tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Được sử dụng trong các trường hợp: 1. Mới ốm dậy; có thai; 2. Làm việc quá sức, trạng thái thần kinh dễ kích thích; 3. Thừa acid niệu; 4. Đau dạ dày - ruột, gan - mật. Có thể dùng quả chín để ăn, hoặc chế biến thành những món thức ăn khác nhau, như trộn với nước Chanh, cho thêm đường sữa vào đánh đều thành kem để ăn. Lá cũng được dùng hãm uống để trừ ngộ độc do ăn uống.

Bài viết cùng chuyên mục

Keo cắt: cây thuốc

Được sử dụng trong Y học dân gian ở Lào, Vỏ cũng được dùng chế nước gội đầu ở Campuchia, Ở Ân độ, hoa được phụ nữ sử dụng khi có triệu chứng rối loạn.

Hợp hoan thơm, cây thuốc đắp vết thương

Ở Lào, người ta dùng vỏ khô làm bột đắp lên vết thương, Ở Ân Độ, vỏ dùng đắp ngoài có hiệu quả trong bệnh phong hủi và loét ngoan cố

Lục lạc mũi mác, cây thuốc

Gốc ở Venezuela, được nhập trồng làm cây che bóng cho chè và cà phê làm cây phủ đất. Nay thường gặp dọc đường đi và đất hoang tới độ cao 1500m ở Lâm Đồng

Lấu, thuốc thanh nhiệt giải độc

Tính vị, tác dụng, Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ

Nho lông: dùng chữa viêm phế

Nho Lông, Nho Tía hay Nho Năm Góc là một loại cây nho đặc biệt, được biết đến với những quả nho có hình dáng độc đáo và nhiều công dụng trong y học và ẩm thực.

Chiết cánh: rễ cây làm thuốc bổ phổi

Cây của miền Đông Dương, mọc hoang trong các rừng thưa từ Ninh Thuận, Đồng Nai đến Côn Đảo, An Giang

Hàm huốt: cây thuốc chữa đau xương

Loài phân bố từ Lạng Sơn, Hoà Bình, Ninh Bình đến Lâm Đồng, Đồng Nai, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Cả cây chữa đau xương, cảm.

Ớt tím: chữa đau bụng lạnh dạ tiêu hóa không bình thường

Quả chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu hóa không bình thường, rễ dùng trị tử cung xuất huyết theo công năng, dùng ngoài trị nẻ da đông sang

Bùm bụp gai, thanh nhiệt lợi niệu

Ở Trung Quốc, rễ dùng trị viêm ruột, ỉa chảy, tiêu hoá không bình thường, viêm niệu đạo, bạch đới, sa tử cung; lá dùng trị ghẻ ngứa và ngoại thương xuất huyết

Đuôi chồn màu: cây thuốc chống độc

Cây được xem như chống độc, dùng trị rắn cắn, Ở Trung Quốc, người ta sử dụng rễ cây xem như có tác dụng mát gan, yên tim, giúp tiêu hoá, giảm đau.

Biến hóa Blume: chữa viêm phế quản

Chữa viêm phế quản, ho và chữa thuỳ thũng. Nhân dân dùng làm thuốc gây nôn. Ngày dùng 8 đến 16g, dạng thuốc sắc.

Lấu lông hoe: thuốc chữa phong thấp

Được dùng trị đòn ngã phong thấp, mụn nhọt, rắn cắn, khuẩn lỵ, viêm ruột, lạc huyết, trĩ nội xuất huyết, kinh nguyệt quá nhiều, ăn uống không tiêu.

Quyển bá yếu: có tác dụng giải độc, chống ung thư

Quyển bá yếu vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, chống ung thư (kháng nham), cầm máu, khu phong thoái nhiệt

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Quýt rừng: chữa các bệnh đường hô hấp

Quả ăn được, quả và lá dùng để chữa các bệnh đường hô hấp, dân gian cũng dùng rễ nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh đẻ

Núc nác: cây thuốc lợi hầu họng chống ho giảm đau

Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp

Đơn mặt trời: cây thuốc thanh nhiệt giải độc

Thường dùng chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày, Ở Thái Lan, lá còn được dùng làm thuốc trợ đẻ.

Chua ngút lá thuôn: dùng làm thuốc tẩy giun

Cây bụi leo cao 3 đến 10m, nhánh có lông mịn, màu sét. Lá có phiến thuôn, dài 6 đến 10cm, rộng 2 đến 3cm, gốc tròn hay hình tim, mép gần như nguyên hay có răng thưa, mỏng

Keo giậu, thuốc trị giun

Hạt Keo giậu sao vàng thì có vị hơi đắng nhạt, mùi thơm bùi, để sống thì mát, tính bình; có tác dụng trị giun

Móng ngựa lá có đuôi, thanh nhiệt giải độc

Ở Trung Quốc Vân Nam, thân rễ được dùng chữa viêm ruột, lỵ, thực tích bụng trướng, viêm thận thuỷ thũng, đòn ngã tổn thương, viêm loét dạ dày và hành tá tràng

Quế quan: gây kích thích hệ thần kinh

Với liều thấp, nó gây kích thích hệ thần kinh, tăng hô hấp và nhịp tim và là một chất kháng sinh, nó còn dùng thúc đẻ, kích thích ruột và trừ giun

Mô ca, thuốc chữa các vết thương

Vỏ cũng được dùng làm thuốc chữa các vết thương, chữa viêm lợi răng. Nhựa gôm chảy ra từ gỗ cây có màu vàng sáng, cũng có những tính chất như gôm arabic, dùng được làm thuốc trị ỉa chảy

Hoàng tinh hoa trắng, cây thuốc bổ

Cùng như Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt

Quế Bắc bộ: chữa thận hư đau lưng cảm mạo và đau xương

Cây gỗ lớn, nhánh mảnh, dẹp dẹp, nâu đen, lá mọc so le, có phiến bầu dục, thon nhỏ, dài 7,5 đến 10cm, rộng 2,5 đến 3cm; mặt trên ôliu nâu nâu, 3 gân gốc, một cặp cách gốc 3 đến 4mm

Ná nang lá nguyên: chữa đái dầm

Dịch cây được dùng ở Java để chữa đái dầm, cũng dùng rửa mặt và trị mụn. Ở Sumatra, người ta giã lá ra đắp vào đầu trị đau đầu.