Bìm bìm dại, tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng

2018-04-02 03:17 PM
Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bìm bìm dại, Bìm nấp, Dây chìa vôi - Operculina turpethum (L.) S.Manso, Thuộc họ Khoai lang -Convolvulaceae.

Mô tả

Cây thảo mọc bò và leo, khoẻ, có cành hình trụ có góc nhiều hay ít, có 4 cánh thấp. Lá xoan hay thuôn, thường hình tam giác, hình tim hay cụt ở gốc, nhọn hoặc tù, dài 5 - 12cm, rộng 2,5 - 7,5cm; cuống dài 1 - 7cm. Hoa lớn, màu trắng hay vàng nhạt, ở nách lá, có cuống 1 - 7cm. Quả nang đường kính 15 - 16mm, có 4 góc, mở ở đỉnh theo một lằn ngang thành một nắp tròn, bao bởi đài hoa cao 3cm. Hạt 3 - 4, hình lăng kính đen đen, đường kính 6 - 7mm.

Bộ phận dùng

Toàn cây - Herba Operculinae.

Cây có củ như bình vôi nên cũng gọi là Bình vôi. Thường có khi gọi nó là Chìa vôi, là Bạch phấn đằng. Ở Trung Quốc người ta gọi nó là Hạp quả đằng dựa theo cấu tạo đặc biệt của quả.

Nơi sống và thu hái

Thông thường ở vườn, các loại cỏ, lùm bụi vàng đồng bằng, trung du khắp nước ta, gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Ở bán đảo Ân Độ và Malaixia, người ta cũng trồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin.

Thành phần hoá học

Trong cây có 6 - 10% một chất nhựa tan trong ete, 2% một glucosid là turpethin, tinh bột, một chất béo, một dầu bay hơi, một chất màu vàng. Rễ củ có turpethin, jalapin, turpethein, acid jalapic, ipomoea tampicolic và valerianic.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt hơi cay, tính bình, có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, cường cân hoạt lạc. Rễ có tính tẩy; nhựa cũng tẩy tương tự như jalap nhưng kém hoạt động hơn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Rễ thường dùng trị đau khớp, thống phong và tê thấp. Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây chữa thuỳ thũng, đại tiện bí kết, sau khi gẫy xương để tăng sức. Ở Ân Độ thường dùng rễ trị bò cạp và rắn cắn. Cũng dùng để xổ; người ta dùng liều 4 - 12g dạng thuốc sắc hoặc 1 - 4g dạng thuốc bột. Ở Philippin rễ tán thành bột dưới dạng cồn thuốc dùng làm thuốc tẩy mạnh; turpethin thay thế cho Khiên ngưu rất tốt. Thân cây dùng trị đau bụng, cần cho phụ nữ mới sinh. Người ta dùng thân cây hơ vào lửa, áp vào bụng phụ nữ mới sinh nở để điều trị các cơn đau bụng và giúp sự co rút các cơ trở lại bình thường.

Bài viết cùng chuyên mục

Đậu tương, cây thuốc bổ dưỡng

Thường dùng làm thức ăn để bồi bổ cơ thể, nhất là đối với trẻ em, người bị bệnh đái đường, người làm việc quá sức, thiếu khoáng và làm việc trí óc, người mới ốm dậy

Bạch đàn lá liễu, cây thuốc chữa ho

Cây gỗ trung bình, vỏ màu tro nâu, nhánh có cạnh, lá ở nhánh trưởng thành hình lưỡi liềm cong, dài đến 15cm có đốm. Cụm hoa tán ở nách lá

Ích mẫu, thuốc hoạt huyết điều kinh

Ích mẫu có vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng hoạt huyết điều kinh, khử ứ chỉ thống, lợi thuỷ tiêu thũng

Nghể tăm: chữa chứng khó tiêu

Người Malaixia dùng lá sắc uống chữa chứng khó tiêu và dùng cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ

Mặt quỷ: chữa đau bụng

Ở Trung Quốc, theo Hải Nam thực vật chí, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu, còn dùng trị đau lưng, tê thấp.

Mua bò: cây làm thuốc trị lỵ

Mua bò, nhả thốt nưa, với tên khoa học Sonvrila rieularis Cogu., là một loài thực vật thuộc họ Mua (Melastomataceae). Cây thường mọc ở các vùng rừng núi, đặc biệt là ở các khu vực ẩm ướt.

Cỏ lào: cây thuốc cầm máu vết thương

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella

Mua tép Nêpan, trị viêm gan hoàng đản

Ở Trung Quốc, rễ cùng được dùng trị viêm gan hoàng đản, viêm ruột, lỵ và dùng ngoài trị ngoại thương u huyết

Cát cánh: dùng chữa ho có đờm hôi tanh

Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ.

Quýt: mát phổi, khai uất, trừ đờm, khoan khoái

Ta thường dùng quả Quýt để ăn, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giải khát, thêm vitamin, Vỏ và lá để chế tinh dầu.

Dứa gỗ: cây thuốc giải nhiệt tiêu viêm

Dứa dại có vị ngọt và nhạt, tính mát, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, Ở Ân Độ, người ta còn dùng lá và tinh dầu từ lá bắc.

Chò xanh: làm thuốc kích thích tim và hơi lợi tiểu

Cây mọc ở nhiều tỉnh vùng núi đá vôi từ Lào Cai, Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh

Nghệ: hành khí phá ứ

Củ nghệ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và ẩm thực của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á.

Nghể râu: bạt độc sinh cơ

Ở Malaixia, lá nghiền nhỏ được dùng xát lên vết thương bị ruồi cắn trên da các con dê. Lá non có thể luộc làm rau ăn

Mức lông mềm, trị lao hạch cổ

Ở Trung Quốc, rễ, vỏ thân, lá dùng trị lao hạch cổ, phong thấp đau nhức khớp, đau ngang thắt lưng, lở ngứa, mụn nhọt lở loét, viêm phế quản mạn

Cà trái vàng: dùng trị ho hen cảm sốt

Ở nước ta, các nhà hoá dược mới nghĩ đến quả Cà trái vàng là nguồn nguyên liệu để chiết xuất solasodin như các nước khác.

Hoàng cầm Ấn, cây thuốc thư cân hoạt lạc

Tính vị, tác dụng, Vị cay, hơi đắng, tính ấm, hơi thơm; có tác dụng thư cân hoạt lạc, tán ứ chỉ thống

Quạ quạ: cây giống mã tiền

Chim thường ăn hạt Quạ quạ, Nhưng người ta không sử dụng làm thuốc; có khi thu hái nhầm và trộn với hạt Mã tiền nên gây sự nhầm lẫn trong sử dụng

Bù dẻ hoa nhỏ, làm thuốc bổ

Vỏ cây dùng làm thuốc bổ, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và chữa đau lưng nhức mỏi

Muồng nhiều hoa: dùng trị cảm mạo

Muồng nhiều hoa, với tên khoa học Cassia fistula L., là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây thường được trồng làm cảnh và cũng được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền.

Ngải tiên: khư phong trừ thấp

Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng khư phong trừ thấp, ôn trung tán hàn. Tinh dầu có tính gây trung tiện, trừ giun.

Lục lạc dây, trị hen và ho

Ở Ân Độ, quả dùng trị hen và ho, lá dùng đắp ngoài để làm giảm viêm tấy, lẫn với bơ và sữa làm thuốc xoa bóp khử trùng các vết thương

Cói gạo: cây thuốc dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau

Thân dùng để lấy sợi; làm giấy, dệt thảm, làm thức ăn gia súc, Toàn cây dùng trị phong thấp gân cốt, tê đau, đòn ngã tổn thương, kinh nguyệt không đều, bế kinh, sỏi niệu

Bắc sa sâm: cây thuốc chữa viêm hô hấp

Cụm hoa hình tán kép mọc ở ngọn thân, cuống tán màu tím, có lông mịn, mỗi tán có 15, 20 hoa nhỏ màu trắng ngà.

Bí thơm: tác dụng khu trùng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.