Bí thơm: tác dụng khu trùng

2018-04-03 11:21 AM

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Bí thơm, Bí ngô - Cucurbita moschata (Duch. ex Lam.) Duch ex Poir., thuộc họ Bầu bí - Cucurbitaceae.

Mô tả

Cây thảo hằng năm, thân có lông dày, mềm; vòi chia thành nhiều nhánh. Lá hình tim, tù có răng 5 - 6 thuỳ hình góc màu lục sẫm, thường có đốm trăng trắng, cuống lá dài 8 - 20cm. Hoa đơn độc màu vàng, không thơm. Quả to hình trụ hay hình chuỳ; vỏ quả màu lục đen, vàng hay đỏ, cuống quả dài 5 - 7cm, có cạnh, phình rộng ở chỗ dính; thịt có nhiều bột, vàng, dẹp, dài 10-12mm.

Ra hoa tháng 7 - 8; có quả tháng 9 - 10.

Bộ phận dùng

Hạt Semen - Cucurbitae; thường gọi là Nam qua tử. Quả cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Viễn Đông, thường được trồng ở đồng bằng và trung du các tỉnh phía Bắc của nước ta.

Thành phần hoá học

Hạt chứa cucurbitin, lipid, protid và glucid các vitamin B, C, A, P. Các acid amin thường gặp ở Bí ngô thơm và arginin 12,2%, histidin 2,22%, lysin 2,76%, threonin 2,58%, leucin 8,0%, isolencin 5,1%, valin 6,5%, tyrosin 4,36%, tryptophan 1,74%, phenytalanin 7,2%, methionin 2,31%, cystin 1,12%.

Tính vị, tác dụng

Hạt bí thơm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng khu trùng, tiêu thũng. Quả bổ dưỡng, làm dịu, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Hạt Bí thơm dùng trị sán xơ mít và sán Ostriocephalus, giun đũa, phụ nữ sinh đẻ chân tay phù thũng, ho gà, trĩ rò. Quả cũng dùng như các loại bí khác chữa viêm đường tiết niệu, viêm ruột, lỵ, mất ngủ, suy nhược, thiểu năng thận, khó tiêu, táo bón, đái đường, bệnh về tim.

Cách dùng

Thịt quả dùng nấu ăn hoặc dùng ép lấy nước tươi uống nhuận tràng. Dùng ngoài, đắp vết bỏng, vết sưng, áp xe, hoại thư lão suy. Để trị giun, người ta nghiền 30 - 50g hạt, trộn với mật ong dùng uống 3 lần cách nhau nửa giờ một. Sau đó uống một liều thuốc xổ. Trẻ em dùng liều nhỏ hơn uống trong nhiều ngày, sau đó mới xổ.

Bài viết cùng chuyên mục

Muồng hoè, trị các vết bầm máu và trị lỵ

Loài của Á châu nhiệt đới. Thường được trồng ở các vùng nhiệt đới làm cây cảnh. Hoa có tính làm xổ. Lá được dùng trị các vết bầm máu và trị lỵ

Kê huyết đằng: thuốc bổ huyết

Dây có vị đắng, tính ấm, có tác dụng bổ huyết, mạnh gân, thông kinh hoạt lạc, rễ có tác dụng giãn gân, hoạt huyết, sát trùng.

Lốt, thuốc trị đau bụng lạnh

Ở Trung Quốc, cây được dùng làm thuốc trị đau bụng lạnh, ho do phong hàn, thuỷ thũng, sốt rét, đau răng, đau sa nang, phong thấp đau nhức xương

Cáp mộc hình sao: vỏ cây sắc rửa vết thương

Ở nước ta, nhân dân dùng vỏ cây sắc rửa vết thương. Còn ở Trung Quốc, người ta dùng rễ chữa bệnh phong thấp, viêm đau khớp xương

Hoa thảo: cây thuốc

Loài phân bố ở Ân Độ, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, Ở nước ta, cây mọc ở rừng Quảng Trị, Quảng Nam Đà Nẵng.

Lạc thạch lông gỉ, thuốc trị chấn thương

Ở Trung Quốc, người ta dùng mầm cây làm thuốc trị đòn ngã tổn thương. Còn nhựa mủ có thể chế cao su

Nhân trần: dùng chữa hoàng đản yếu gan

Vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng thanh nhiệt, khư phong, tiêu thũng, tiêu viêm, chống ngứa.

Ghẻ, cây thuốc trị ghẻ

Còn phân bố ở Campuchia, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Lá, vò ra ngâm vào nước dùng trị ghẻ

Chàm dại: thuốc chữa lở loét chân tay

Chàm dại là một loại cây bụi nhỏ, thường cao khoảng 2 mét. Cây có nhiều cành nhánh, lá kép lông chim. Hoa chàm dại có màu tím nhạt hoặc hồng, mọc thành chùm ở đầu cành. Quả là những quả đậu nhỏ, hình trụ, chứa nhiều hạt.

Ba chĩa, cây thuốc chữa sốt rét

Chuỳ hoa ở ngọn, có lông, hoa vàng cao 2mm; bao phấn 5; bầu 3 ô, Quả mọng xoan, cao 4cm, màu vàng; hạt 1 Một đoạn lá kép

Chân chim núi: thuốc trị đau mình mẩy

Thu hái vỏ cây quanh năm, tốt nhất khi sắp ra hoa, cũng chế biến như vỏ các loài Chân chim khác. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi

Chó đẻ dáng đẹp: làm thuốc giảm sốt cho trẻ em

Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.

Kim anh: thuốc chữa di tinh

Kim anh tử có vị chua, ngọt, chát, tính bình, có tác dụng cố tinh, thu liễm, chỉ tả, Rễ Kim anh có vị chua, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, tan ứ trệ, chỉ thống.

Khế rừng: thuốc tăng lực bà đẻ

Dân gian thường dùng nấu nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống cho chóng lại sức, Có khi thêm các vị rễ Bổ béo, Ké hoa vàng, Dạ cẩm với liều bằng nhau.

Cói đầu hồng: cây thuốc giải nhiệt, trừ phong thấp

Cây thảo nhiều năm, cao đến 70cm, thân thành bụi. Lá có phiến hẹp nhọn, rộng 2 đến 3mm, cứng, không lông, Hoa đầu rộng 1 đến 2cm, màu nâu đỏ, mép lá bắc có lông

Lấu bà: thuốc chữa băng huyết

Cây nhỡ cao đến 4m; cành non, mặt dưới lá, cụm hoa có lông ngắn nâu đỏ. Lá có phiến bầu dục to, dài 15 đến 21cm, mặt dưới có lông dày ở gân; cuống dài 1,3cm.

Giổi găng: cây thuốc hạ nhiệt

Phân bố: Mọc tự nhiên ở các khu rừng nhiệt đới ẩm, thường gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Vỏ cây được thu hái quanh năm, thường lấy từ cây bị chặt hoặc cây già. Sau khi bóc vỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô.

Chó đẻ thân xanh: làm thuốc thông tiểu, thông sữa

Thường dùng làm thuốc thông tiểu, thông sữa, điều kinh sửa huyết và thông kinh trục ứ, dùng ngoài đắp mụn nhọt lở ngứa ngoài da, rắn rết cắn.

Câu đằng cành leo: dùng trị trẻ em sốt cao

Cành Móc câu dùng trị trẻ em sốt cao, ngất lịm, co giật, trẻ em khóc đêm, phong nhiệt đau đầu, đầu choáng mắt hoa, cao huyết áp, đau đầu do thần kinh.

Lục lạc lá ổi dài, chữa sưng họng, quai bị

Chữa sưng họng, quai bị, lỵ và điều kinh. Ở Lào, người ta dùng rễ để trị sỏi bàng quang. Ở Trung Quốc, toàn cây dùng trị ho, nôn ra máu, huyết áp cao

Mẫu đơn, chữa nhức đầu

Thường dùng chữa nhức đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, cốt chưng lao nhiệt, kinh bế, thống kinh, ung thũng sang độc và đòn ngã tổn thương

Lười ươi: chữa bệnh nhiệt, nóng sốt âm

Chữa các bệnh nhiệt, nóng chưng sốt âm, ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, máu nóng mụn lở.

Hồ đào, cây thuốc tiết tinh, ho lâu

Nhân hạt óc chó có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng làm mạnh sức, béo người, đen tóc, trơn da, Ở Trung Quốc, nó được xem như có tác dụng ôn bổ phế thận

Ngâu: chữa sốt vàng da

Hoa và lá Ngâu được dùng chữa sốt, vàng da, hen suyễn. Ngày dùng 10 đến 16g, dưới dạng thuốc sắc.

Ghi trắng, cây thuốc điều trị vết thương

Cây thường được dùng trị sưng lá lách và dùng điều trị vết thương, u bướu, đau tai, Ở Châu Âu, dùng trị huyết áp cao, dùng cây tươi tốt hơn