- Trang chủ
- Dược lý
- Cây thuốc đông y: y học cổ truyền
- Bí bái: khư phong hoạt huyết
Bí bái: khư phong hoạt huyết
Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.
Biên tập viên: Trần Tiến Phong
Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương
Bái Bái - Acronychia pedunculata (L.) Miq. (A.laurifolia Blune), thuộc họ Cam - Rutaceae.
Mô tả
Cây gỗ nhỏ thường xanh cao 5 - 10m. Cành già màu nâu đỏ, vỏ có mùi xoài. Lá mọc đối phiến hình trái xoan thuôn dài 5 - 15cm, rộng 2,5 - 6cm, có những điểm tuyến tiết tinh dầu; lá non có lông, lá già nhẵn; cuống dài phù ở hai đầu, cũng thơm mùi xoài. Cụm hoa hình ngù, mọc ở nách lá hay đầu cành. Hoa trắng xanh xanh, thơm, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 6 nhị và bầu 1 ô. Quả hạch hình cầu nạc, có múi, khi chín màu vàng nhạt hay trắng hồng, ngọt, thơm thơm, ăn được; hạt dài, cứng, đen.
Ra hoa tháng 4 - 6; có quả tháng 6 - 8.
Bộ phận dùng
Rễ, gỗ thân, lá, quả - Radix, Lignum, Folium et Fructus Acronychiae.
Nơi sống và thu hái
Cây của Đông Duơng và Viễn Đông, thuờng mọc ở trong rừng thứ sinh, rừng còi, ven rừng và đồi cây bụi vùng trung du và miền núi từ Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc đến các tỉnh phía Nam.
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thu hái vào mùa thu - đông, đồ với nước nóng rồi phơi.
Thành phần hoá học
Lá chứa 1,25% tinh dầu; còn có alcaloid acronycin.
Tính vị, tác dụng
Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.
Công dụng, chỉ định và phối hợp
Lá non thường dùng làm rau gia vị. Các bộ phận của cây được dùng trị: 1. Đau thấp khớp, đau dạ dày, đau thoát vị; 2. Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu; 3. Cảm mạo, ho; 4. Phù lôi. Liều dùng 10 - 15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài chữa ghẻ chốc, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương, lấy vỏ thân, lá nấu nước cho đặc để tắm, xát. Nhân dân ta thường dùng lá sắc uống chữa đau dạ dày và các chứng sưng đau. Còn dùng lá sao vàng, nấu nước cho sản phụ uống thay chè giúp ăn ngon cơm và thông huyết ứ. Lại có tác dụng trị phù lỏi. Ở Inđônêxia (Java) vỏ thân được dùng trị lỵ và lợi tiểu. Lá non cũng dùng ăn. Ở Ân Độ, rễ, chồi và quả dùng chế nước tắm kích thích.
Nhựa của rễ cũng được dùng xoa kích thích trong bệnh thấp khớp.
Đơn thuốc
Chữa phong thấp, gối lưng đau mỏi, bị thương sưng đau: 15 - 20g rễ hay lõi gỗ Bí bái sắc uống hoặc tán bột uống. Cũng dùng lá tươi đắp chỗ đau.
Cảm sốt và ho; 20g lá Bí bái sắc uống.
Chữa ăn uống kém tiêu: 15g quả Bí bái sắc uống.
Bài viết cùng chuyên mục
Bông vàng, uống làm thuốc tẩy
Cành lá sắc uống làm thuốc tẩy, trị sốt, sốt rét, tê thấp. Lá hãm uống tẩy và chữa bệnh táo bón dai dẳng sau khi bị nhiễm độc chì
Cam: thanh nhiệt và lợi tiểu
Quả Cam có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng giải khát, sinh tâm dịch, mát phổi, tiêu đờm, thanh nhiệt và lợi tiểu
Phật thủ: tác dụng hành khí chỉ thống kiện vị hoá đàm
Trong Phật thủ có tinh dầu và một ílavonoid, gọi là hesperidin, vỏ quả chứa tinh dầu, vỏ quả trong chứa limettin, ngoài ra còn diosmin và hesperidin.
Nhọc: cây thuốc trị ban
Dùng nấu uống mát và phối hợp với các vị thuốc khác để trị ban. Sóc cũng rất thích ăn hạt cây này
Dứa sợi: cây thuốc trị lỵ vàng da
Hecogenin lấy từ phần không cho sợi sisal dùng làm nguyên liệu chiết làm cortison và cũng là nguyên liệu cho việc sản xuất hormon sinh dục.
Cát đằng thơm: trị tai điếc
Có thể dùng như rễ loài Thunbergia lacei Gamble để trị tai điếc, không muốn ăn; dùng riêng bột mịn thổi vào tai trị khí hư tai điếc
Chìa vôi: thường dùng chữa đau nhức xương
Chìa vôi là một loại dây leo thân gỗ, thuộc họ Nho (Vitaceae). Cây có thân quấn, lá đơn, mọc đối, hình tim. Hoa nhỏ, màu vàng xanh, mọc thành chùm. Quả mọng, hình cầu, khi chín có màu đen.
Lim vang, thuốc uống trị ho
Gỗ đỏ vàng, khá cứng, dùng làm ván cột, cày. Vỏ dùng thay vỏ cây Bung rép Parkia sumatrana làm thuốc hãm uống trị ho
Bạch đàn hương, cây thuốc trị ho
Cây có hoa màu trắng, quả bằng hột lạc, khi chín có màu đen, Lá cây lúc non và khi khô đều thơm. Thân cây có lõi vàng, thơm mùi xá xị
Hòe: cây thuốc chữa xuất huyết
Nụ hoa Hoè có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả Hoè có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, sáng mắt, bổ não.
Bách hợp: cây thuốc chữa ho
Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.
Cỏ gà: tác dụng lợi tiểu giải độc
Cây phổ biến khắp thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta, thường gặp nơi ẩm thấp, trong các vườn, đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hay sấy khô
Cỏ chè vè: dùng nấu nước để rửa vết thương
Cây dùng làm giấy, làm củi đun nấu gạch và lấy lá làm tranh lợp nhà chòi, thân cây dùng nấu nước để rửa vết thương do hổ, báo gây ra cho người.
Đậu cánh dơi, cây thuốc chống sốt rét
Ở Campuchia, người ta lấy hoa hãm uống trước các bữa ăn để chống sốt rét rừng, Ở Trung Quốc, người ta dùng lá trị rắn độc cắn, dùng ngoài để rịt nối xương do đòn ngã
Cói quăn lưỡi liềm: cây thuốc dùng trị lỵ
Loài của Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Xri Lanka, Philippin, Tân Ghinê và Việt Nam, Ở nước ta, có gặp ở Quảng Ninh và các tỉnh Tây nguyên
Chút chít chua: làm toát mồ hôi, lợi tiểu
Ở Âu Châu, người ta dùng uống trong làm thuốc nhuận tràng, trị mụn nhọt, bệnh ngoài da, cũng dùng làm thuốc trị rối loạn đường tiết niệu và thận
Gáo, cây thuốc chữa ho
Đế hoa hoá nạc dùng ăn được, Ở Yên Bái, vỏ dùng ngâm trong nước sôi chữa ho được xem như là bổ, Ở Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, vỏ dùng chữa sốt rét
Ba gạc Ấn Độ: cây thuốc hạ huyết áp
Vỏ rễ có vị đắng tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp và an thần, thu nhỏ đồng tử, làm se mí mắt, làm chậm nhịp tim và kích thích hoạt động của ruột.
Ngọc lan tây lá rộng: tác dụng hạ sốt
Gỗ được xem như là có tác dụng hạ sốt. Vỏ cây được sử dụng ở Campuchia làm thuốc trị bệnh về mũi hầu
Cóc chuột: nước rửa phát ban sinh chốc lở
Vỏ dùng dưới dạng nước xức rửa phát ban sinh chốc lở, loét do bệnh phong và những mụn loét ngoan cố, lá dùng hơ nóng lên và áp vào những chỗ sưng và đau của cơ thể
Dứa gỗ nhỏ: cây thuốc trị bệnh hoa liễu
Dứa gỗ nhỏ là một loại cây thuốc quý, có nhiều công dụng trong y học dân gian. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế.
Cau chuột núi: quả dùng ăn trầu
Ở Campuchia, phần ruột của thân được dùng ăn. Quả dùng ăn trầu
Cỏ kỳ nhông: cây thuốc uống trị ban
Được dùng để chữa bệnh ỉa chảy, và bệnh giang mai, Dân gian dùng toàn cây phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trị ban
Bèo tấm tía, phát tán phong nhiệt
Thường dùng trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít. Liều dùng 3 đến 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa
Cải thìa: lợi trường vị
Phần bắp phình lên màu trắng, mềm, có thể dùng ăn sống như xà lách hay xào, nấu để ăn. Cũng có thể hầm với các loại thịt hoặc muối dưa.